Bitcoin có thực sự gây hại cho môi trường không?
Sau khi Elon Musk gây tranh cãi với việc nói Bitcoin gây hại cho môi trường và nhiều nguồn tin tức trái chiều về mức tiêu thụ năng lượng và lượng khí thải carbon của việc khai thác Bitcoin, tôi quyết định tự mình khám phá chủ đề này.
Tôi muốn nói rõ rằng ngành công nghiệp tiền điện tử vẫn còn trong giai đoạn sơ khai và rất khó để có được các phép đo chính xác về mức tiêu thụ năng lượng khai thác của nó, đặc biệt là khi ngành này đang phát triển theo cấp số nhân. Bởi vì điều này, nhiều nhà nghiên cứu dựa trên phát hiện của họ để suy luận và giả định.
Đại học Cambridge
Đại học Cambridge là một trong những học viện uy tín nhất trên thế giới. Họ đã xuất bản báo cáo Global Cryptoasset Benchmarking Study (Nghiên cứu về điểm chuẩn tiền điện tử toàn cầu) trong ba năm nay, báo cáo gần đây nhất là vào tháng 9 năm 2020. Họ có bảy nhà nghiên cứu chính đóng góp vào báo cáo dài 71 trang và đã hợp tác với nhiều công ty để đưa ra nghiên cứu chính xác nhất về tiền điện tử.
Nghiên cứu về tác động môi trường của việc khai thác Bitcoin chỉ là một phần nhỏ trong báo cáo của họ vì họ cũng tập trung vào tiềm năng việc làm, sự tăng trưởng của ngành, qui mô người dùng tiền điện tử, quy định, bảo mật và khả năng tích hợp vào đời sống. Do những yếu tố này, tôi tin tưởng đây là nghiên cứu chính xác và không thiên vị nhất về tác động môi trường của Bitcoin.
Việc khai thác Bitcoin có những mặt tốt và xấu.
Dựa trên Chỉ số tiêu thụ điện do Đại học Cambridge công bố, mức tiêu thụ điện hàng năm của hoạt động khai thác Bitcoin hiện tại ước tính nằm trong khoảng 40 TWh đến 1260 TWh, với ước tính dự đoán gần đúng nhất là 128 TWh.
Vậy con số này có ý nghĩa gì? Chà, thật khó để biết nó có lớn hay không, nhưng chúng tôi có một số so sánh để giúp bạn nhìn nhận rõ hơn.
128 TWh tương đương với lượng điện tiêu thụ ở Thụy Điển hoặc Ukraine. Tôi muốn so sánh mức tiêu thụ năng lượng của Bitcoin với các hệ thống tương tự như hệ thống ngân hàng Hoa Kỳ hoặc khai thác vàng, nhưng đáng ngạc nhiên là tôi đã không thể tìm thấy những thông tin đó, nó không hề được minh bạch như Bitcoin. Số liệu cho thấy năng lượng của Bitcoin có thể cung cấp năng lượng cho Thụy Điển hoặc Ukraine thoạt nhìn rất đáng báo động.
Nhưng để nhìn nhận vấn đề này kỹ hơn, chúng ta nên tính đến giá trị mà Ukraine, Thụy Điển và Bitcoin mang lại. Ukraine có GDP là 150 tỷ đô la, Thụy Điển là 530 tỷ đô la và giá trị vốn hóa thị trường của Bitcoin là hơn 1000 tỷ đô la (1 nghìn tỷ đô la). Bitcoin mang lại giá trị hiệu quả hơn so với Ukraine và Thụy Điển cộng lại.
Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng 76% thợ đào Bitcoin sử dụng năng lượng tái tạo như một phần trong số những năng lượng mà họ sử dụng để khai thác Bitcoin. 39% tổng năng lượng tiêu thụ đến từ năng lượng tái tạo.
Mặc dù than đá (coal) là nguồn năng lượng phổ biến để khai thác Bitcoin, nhưng năng lượng thủy điện (Hydroelectric) cho đến nay vẫn là được các thợ đào sử dụng nhiều hơn. Trên thực tế, năng lượng thủy điện có thể cung cấp năng lượng cho toàn bộ mạng Bitcoin gấp 32 lần theo Đại học Cambridge.
Báo cáo cũng lưu ý rằng, “Tỷ lệ năng lượng tái tạo trung bình ở châu Âu và Bắc Mỹ tương đối cao, lần lượt là khoảng 70% và 66%, trong khi tỷ lệ này thấp hơn nhiều ở APAC (Châu Á Thái Bình Dương), là 25%.” (Nghiên cứu điểm chuẩn tiền điện tử toàn cầu)
Phần lớn hoạt động khai thác Bitcoin vẫn bị chi phối bởi các nguồn không thể tái tạo như than ở châu Á, nhưng rõ ràng đã có những nỗ lực để tăng sản lượng năng lượng tái tạo khi việc khai thác mở rộng sang các khu vực địa lý khác.
Nhìn chung, khai thác Bitcoin chiếm 0,58% tổng năng lượng tiêu thụ.
Đại học Cambridge cũng tham khảo báo cáo Carbon Footprint of Bitcoin(Dấu chân carbon của Bitcoin) do nhà nghiên cứu Christian Stoll tại Đại học Kỹ thuật Munich dẫn đầu nghiên cứu. Họ ước tính lượng khí thải carbon của việc khai thác Bitcoin là từ 22,0 đến 22,9 MtCO2 vào tháng 7 năm 2019. Con số này có thể so sánh với lượng khí thải carbon của thành phố Kansas, MO, nhưng hãy nhớ rằng sản lượng này có thể đã tăng lên kể từ khi nghiên cứu này được thực hiện.
Không còn nghi ngờ gì nữa, việc khai thác Bitcoin tiêu tốn rất nhiều năng lượng và điều quan trọng là chúng ta phải có những ước tính về mức tiêu thụ này. Bitcoin khá minh bạch trong việc sử dụng năng lượng, điều này rất tốt cho các nhà nghiên cứu. Tuy nhiên, tôi mong muốn có thể thực hiện các nghiên cứu tương tự đối với hoạt động khai thác vàng và ngân hàng để thực sự đưa các đối thủ này vào tầm ngắm.
Các lập luận chống lại Bitcoin
Lập luận 1: Bitcoin là một sự lãng phí năng lượng. Chúng ta có thể sử dụng năng lượng đó để cung cấp cho các hệ thống quan trọng hơn.
Đây là một lập luận quá vô lý.
Có thể, Bitcoin là một sự lãng phí năng lượng đối với bạn. Đó là bởi vì cá nhân bạn không sử dụng mạng lưới này. Tuy nhiên, chỉ vì bạn không sử dụng một hệ thống không có nghĩa là nó lãng phí năng lượng.
Tôi có thể lập luận tương tự với bất cứ thứ gì mà tôi không sử dụng. Tôi không chơi trò chơi điện tử, vì vậy chơi game rất lãng phí năng lượng. Chúng ta nên ngừng sản xuất máy chơi game Xbox và Playstation vì năng lượng cần thiết để sản xuất và chạy các hệ thống này có thể được sử dụng để cung cấp năng lượng cho thứ khác, một cái gì đó có lợi cho tôi.
Tất nhiên, tôi sẽ không bao giờ đưa ra lập luận này vì nó ích kỷ. Chơi game mang lại niềm vui cho mọi người. Bitcoin mang đến một hệ thống tài chính thay thế cho mọi người. Cả hai đều có mục đích của mình, vì vậy thật không công bằng khi nói rằng cái này cần thiết hơn cái kia.
Hệ thống nào nên được phép tiêu thụ năng lượng không phải do chúng ta lựa chọn, hãy để thị trường tự do quyết định.
Lập luận 2: Nhưng chúng ta đã có một hệ thống tài chính hiện có. Chúng ta không cần một cái khác.
Vâng, chúng ta có quyền truy cập vào một hệ thống tài chính hiện có, chẳng hạn như Đô la Mỹ, hệ thống ngân hàng. Ở các nước phát triển, hầu hết chúng ta không phải lo lắng về việc đồng tiền của mình trở nên vô giá trị bởi vì chúng ta có một chính phủ ổn định.
Sự thật là có hàng tỷ người trên thế giới không được tiếp cận với một loại tiền tệ ổn định hoặc hệ thống ngân hàng. Chúng tôi tận mắt chứng kiến điều này xảy ra ở Venezuela, nơi nền kinh tế của họ đang sụp đổ và siêu lạm phát đang lan tràn.
Đồng bolívar của Venezuela về cơ bản là vô giá trị. Người dân không thể lưu trữ giá trị với nó bởi vì nó mất giá mỗi ngày. Chính phủ của họ không thể sửa chữa lỗi lầm và đã trở thành một chế độ độc tài. Đây là những gì sẽ xảy ra khi bạn đặt thành quả lao động của mình vào tay những kẻ tham nhũng.
Bitcoin thay đổi mọi thứ. Người Venezuela có thể đã mất tự do và tiền bạc, nhưng họ vẫn có Internet, đó là tất cả những gì họ cần để khai thác hệ thống tài chính an toàn nhất trên thế giới. Ít nhất họ có thể lưu trữ giá trị bằng Bitcoin thay vì thấy tài sản của họ biến mất do lạm phát. Họ cũng an toàn trước sự tịch thu của chính phủ vì họ có toàn quyền kiểm soát tài sản của mình, điều này khá quan trọng khi bạn sống dưới chế độ độc tài.
Trên thực tế, Simon Chamorro, một doanh nhân sinh ra ở Venezuela, đã thành lập Valiu, một công ty khởi nghiệp tập trung vào chuyển tiền điện tử cho người Venezuela. Valiu cho phép 7 triệu người Venezuela đã rời khỏi Venezuela gửi tiền một cách rẻ và an toàn về cho các thành viên gia đình vẫn còn ở quê nhà.
Bitcoin bây giờ có thể không phải là một thứ cần thiết cho những người đủ may mắn sinh sống ở các nước phát triển, ổn định, nhưng còn những người đang sống ở các nước không có tiền tệ ổn định thì sao? Những người dân ở đó đang dựa vào mạng Bitcoin để sống.
Bitcoin cho phép chúng ta có thể chọn hệ thống tài chính tách biệt mà chúng ta muốn. Nếu bạn muốn sử dụng hệ thống ngân hàng, điều đó hoàn toàn ổn. Nếu bạn muốn cất giữ của cải bằng vàng, điều đó cũng tốt. Nếu bạn muốn sử dụng mạng Bitcoin, tôi cũng không thấy có vấn đề gì với điều đó.
Lý luận cho rằng chúng ta không nên sử dụng Bitcoin vì nó có hại cho môi trường là vô lý. Cũng giống như Bitcoin, hệ thống ngân hàng và hoạt động khai thác vàng cũng có hại cho môi trường.
Tthậm chí các hệ thống tài chính này còn tồi tệ hơn đối với môi trường so với Bitcoin.
“Hàng nghìn trẻ em ở Philippines liều mạng mỗi ngày để khai thác vàng. Trẻ em làm việc trong các hầm sâu 25 mét mà không hề có các thiết bị an toàn, có thể sập bất cứ lúc nào. Họ khai thác vàng dưới nước, dọc theo bờ biển hoặc trên sông, với các ống ôxy bên trong. Họ cũng xử lý vàng với thủy ngân, một kim loại độc hại, có nguy cơ gây tổn hại sức khỏe không thể hồi phục do ngộ độc thủy ngân. ” (Tổ chức Theo dõi Nhân quyền)
Việc khai thác Bitcoin không sử dụng lao động trẻ em, khoan sâu vào Trái đất hoặc gây nhiễm độc thủy ngân.
Lập luận 3: Được rồi, nhưng bằng chứng cổ phần (POS) hiệu quả hơn bằng chứng công việc (POW). Chúng ta nên sử dụng một blockchain khác.
Đây là sự thật. Tôi không muốn nói quá sâu về kỹ thuật ở đây nhưng Bitcoin chạy trên hệ thống bằng chứng công việc (PoW) trong khi nhiều loại tiền điện tử khác chạy trên hệ thống bằng chứng cổ phần (PoS).
Proof-of-stake được coi là thân thiện với môi trường hơn nhiều so với proof-of-work, đó là lý do tại sao nhiều loại tiền điện tử mới ra đời sử dụng hệ thống này. Tuy nhiên, bằng chứng cổ phần được phát minh sau khi Bitcoin được tạo ra.
Tuy nhiên, nhiều người cho rằng PoW an toàn hơn PoS. Điều này là do thuật toán ‘thị trường tự do’ của nó, nơi tất cả các thợ đào đều cạnh tranh để giành được phần thưởng Bitcoin. Khi thiết bị máy móc được nâng cấp và các khối được khai thác nhanh hơn, mạng Bitcoin sẽ điều chỉnh thời gian tạo khối của nó sau mỗi 14 ngày để làm cho câu đố phức tạp hơn. Điều này giúp cân bằng mạng và làm cho PoW cực kỳ an toàn. Nhưng nó đi kèm với một chi phí năng lượng khổng lồ.
PoS dựa vào số lượng sở hữu tiền điện tử để xác thực các giao dịch bằng cách đặt cược. Điều này có nghĩa là không có hoạt động khai thác nào, vì tổng nguồn cung tiền điện tử đã được tạo. Điều này tốt hơn nhiều cho môi trường. Tuy nhiên, có những vấn đề về bất bình đẳng giàu nghèo. Bạn càng đặt cược nhiều tiền điện tử, bạn càng nhận được nhiều tiền, khiến bạn trở nên giàu có hơn và quyền lực hơn.
Cả hai đều có ưu và khuyết điểm. Đã quá muộn để đổi Bitcoin sang PoS, nhưng chúng ta hoàn toàn có thể tự do sử dụng một loại tiền điện tử POS nếu chúng ta muốn.
Và tôi nghĩ điều này hoàn toàn ổn. Như tôi đã nói, chúng ta đang sống trong một thị trường tự do, vì vậy bạn có thể tự do sử dụng blockchain PoS thay vì PoW. Phải tốn rất nhiều công sức trong việc chuyển 1 nghìn tỷ đô la từ Bitcoin sang một blockchain khác và tôi khá chắc chắn rằng điều đó sẽ không bao giờ xảy ra. Nhưng một lần nữa, chúng ta không nên buộc mọi người thanh lý Bitcoin của họ và chuyển nó sang một blockchain mới.
Ví dụ, tôi sẽ không bao giờ mua một chiếc xe tải chạy xăng vì nó gây hại cho môi trường hơn so với những chiếc xe điện. Chúng ta cũng không nên cấm xe tải vì một số người vẫn thích chúng hơn. Và chúng ta không có quyền bắt buộc các chủ xe tải phải sử dụng ô tô điện. Đó là sự lựa chọn của họ và đó là quyền của họ trong việc lựa chọn phương thức vận chuyển.
Chắc chắn sẽ có những nỗ lực để làm cho bằng chứng công việc hiệu quả hơn. Nhưng trong thời gian chờ đợi, chúng ta có thể tự do sử dụng Bitcoin hoặc bất kỳ loại tiền điện tử nào khác có hệ thống bằng chứng cổ phần. Cả hai đều có sẵn, vì vậy hãy sử dụng cái nào bạn thích.
Giải pháp
Tác động môi trường của hoạt động khai thác Bitcoin giống như những gì mọi người nói về Internet vào những năm 90. Tin hay không thì tùy, nhiều người từng nghĩ rằng Internet cũng lãng phí năng lượng. Những người phản đối Internet cho rằng mọi người sẽ không bao giờ có thể tiến hành kinh doanh trực tuyến và quy mô Internet lên hàng tỷ người là không thể. Và giờ bạn biết kết quả rồi đó
Bitcoin cũng sáng tạo như Internet và chúng ta không thể ngừng khám phá công nghệ blockchain vì nó có hại cho môi trường. Đổi mới là điều làm cho cuộc sống của chúng ta tốt hơn. Chúng ta sử dụng năng lượng mỗi ngày cho tất cả các loại hoạt động và chúng ta có đủ năng lượng cho việc khai thác Bitcoin vì điều đó rất quan trọng.
Vấn đề không phải là ở Bitcoin, mà là chúng ta.
Chúng ta cần làm cho năng lượng tái tạo rẻ hơn, dễ tiếp cận hơn và hiệu quả hơn. Nếu chúng ta có thể làm như vậy, không chỉ năng lượng cho việc khai thác Bitcoin sẽ có thể tái tạo mà cả các ngành vận tải, công nghiệp, dân cư và thương mại cũng sẽ thân thiện với môi trường hơn.
Bạn có thể tự do chọn sử dụng BTC hay không. Không ai ép buộc bạn sử dụng nó, cũng như không ai ép buộc bạn sử dụng Internet. Bạn tự do quyết định hệ thống tài chính nào bạn muốn sử dụng. Nhưng đừng tấn công người khác vì họ chọn khác biệt. “Không có gì phải bàn cãi khi bitcoin, blockchain, tiền tệ mã hóa và các giao thức DLT đều có khả năng để giảm mức tiêu thụ năng lượng và giảm lượng khí thải carbon của chúng ” (Forbes)
Tôi tin tưởng rằng các nhà lãnh đạo sẽ đón nhận tiền điện tử và tìm cách tích hợp nó vào cuộc sống một cách bền vững hơn. Đổi mới là điều quan trọng nhất mà nhân loại có, và chúng ta không thể để mất điều đó.
Nếu bạn chưa có tài khoản Binance thì đăng ký tại đây nhé: /go/binance
Xem thêm:
Tin tức thị trường tiền ảo liên quan khác
- Các cá voi mất bao nhiêu tiền trong đợt điều chỉnh lần này?
- Elon Musk tái khẳng định lòng trung thành với tiền điện tử của mình
- Các dòng tiền vào và ra của Bitcoin trên các sàn có vẻ giảm khi giá giảm
- Cardano: “Các bạn không thể đạt được mức tăng 900% nếu không mong đợi một số lần điều chỉnh”
- Goldman Sachs khám phá tiền điện tử như một loại tài sản, xem xét lại lập trường cũ
- Sự hoảng loạn vẫn bao trùm thị trường, giá Bitcoin tiếp theo sẽ trôi về đâu?
- Nhiều công ty khai thác Bitcoin đang bắt đầu tháo chạy khỏi Trung Quốc để chuyển sang Châu Âu
- “Litecoin đang bị đánh giá quá thấp so với tiềm năng, nó đáng lẻ phải có mặt trong top 5”
- Đợt huy động lần này của sàn FTX có thể đạt 1 tỷ USD, định giá công ty được dự đoán sẽ tăng vọt
- Cá voi di chuyển 359,679,594 USD Ethereum giữa lúc thị trường biến động mạnh
- Monero (XMR) tăng trong bối cảnh Mỹ giám sát các giao dịch lớn
- Nhiều công ty khai thác Bitcoin đang bắt đầu tháo chạy khỏi Trung Quốc để chuyển sang Châu Âu
- “Litecoin đang bị đánh giá quá thấp so với tiềm năng, nó đáng lẻ phải có mặt trong top 5”
- Đợt huy động lần này của sàn FTX có thể đạt 1 tỷ USD, định giá công ty được dự đoán sẽ tăng vọt
- Cá voi di chuyển 359,679,594 USD Ethereum giữa lúc thị trường biến động mạnh
- Bitcoin có thực sự gây hại cho môi trường không?
- Monero (XMR) tăng trong bối cảnh Mỹ giám sát các giao dịch lớn
- Hoa Kỳ: Các giao dịch tiền điện tử trên 10K USD phải được báo cáo cho Sở Thuế vụ
- Hồng Kông đóng cửa các sàn giao dịch tiền điện tử cho tất cả trừ các nhà đầu tư chuyên nghiệp
- Hội đồng Nhà nước Trung Quốc nhắc lại lệnh cấm khai thác và giao dịch Bitcoin, giá BTC lao dốc