Giải thích 50+ thuật ngữ khi kiếm tiền Affiliate Marketing (Phần 2)
Chào các bạn,
Tiếp tục với bài viết giải thích các thuật ngữ quan trọng khi kiếm tiền Affiliate Marketing.
26. Cost-per-thousand impression (CPM)
Tính hoa hồng theo cách truyền thống được sử dụng trong ngành quảng cáo, trong đó nhà cung cấp trả một khoản tiền cho mỗi 1000 lần hiển thị.
27. Deep link
Deeplink và Product link là các khái niệm dùng để chỉ các liên kết sẽ mang thông tin tracking và cookie của ACCESSTRADE và publisher trước khi chuyển hướng sang website của nhà quảng cáo. Khi người dùng click vào liên kết này để mua hang thì đơn hang sẽ được ghi nhận cho publisher chứa đựng thông tin trong liên kết.
28. Impression
Được tính bằng mỗi lần liên kết được xuất hiện trong trình duyệt của khách truy cập. Phân tích lượng impression cho phép nhà cung cấp và publisher đánh giá được hiệu quả của liên kết.
29. Lead
Khách hàng tiềm năng (Một loại hành động trong đó người tiêu dùng đăng ký, điền form từ trang web của nhà quảng cáo)
30. Traffic: Số liệu đo lường số lượng người dùng truy cập vào trang web của nhà quảng cáo sau khi nhấp vào liên kết do publisher tạo ra.
31. Visitor: Bất kỳ người dùng nào truy cập vào một trang web cụ thể. Nếu khách truy cập nhấp và mua sản phẩm hoặc dịch vụ từ trang web của publisher, họ trở thành khách hàng của nhà quảng cáo liên kết có quảng cáo mà họ nhìn thấy.
32. Tracking Code, Tracking Pixel
Đoạn mã bao gồm tham chiếu đến pixel hình ảnh được lưu trữ trên các máy chủ cho phép theo dõi các chuyển đổi
33. Conversion Rate
là tỷ lệ chuyển đổi thành công giữa số người truy cập qua link và người mua hàng, tính theo %.
Ví dụ: có 1000 khách hàng nhấn vào affiliate link của bạn, nhưng chỉ 20 khách hàng hoàn thành hành động và mang lại hoa hồng cho bạn thì conversion rate là 2%.
Lưu ý rằng Conversion Rate mà mình nhắc đến ở đây chỉ là tỷ lệ chuyển đổi ở 1 sản phẩm nhất định với 1 đường link affiliate cụ thể, chứ không phải toàn bộ hoạt động affiliate của bạn.
Bởi ở cùng 1 chương trình affiliate tại Công ty/Networks bạn có thể tham gia quảng bá cho nhiều sản phẩm thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, và ở mỗi nhóm sản phẩm – lĩnh vực sẽ có tỷ lệ chuyển đổi khác nhau.
Đối với các website affiliate về các sản phẩm vật lý, tỷ lệ chuyển đổi thường dao động từ 1% – 3%, cá biệt khi bạn tối ưu tốt chiến dịch marketing của mình, tỷ lệ chuyển đổi có thể lên đến 5%.
Còn đối với các sản phẩm số thì có tỷ lệ chuyển đổi cao hơn, có những sản phẩm mình từng tham gia đạt tỷ lệ chuyển đổi lên đến 50%, nghĩa là cứ 10 người click vào link affiliate của mình thì đã có đến 5 người thực hiện mua hàng thành công.
34. CTR Click Through Rate
tỷ lệ khách hàng click vào Affiliate link của bạn.
Ví dụ: có 1000 người truy cập vào bài viết có chứa link affiliate và có 300 người click vào đường link đó, thì Click Through Rate của bạn là 30%.
Chỉ số này sẽ phản ánh được chất lượng nội dung bài viết của bạn khi quảng bá sản phẩm. Trung bình, một website affiliate marketing sẽ có CTR dao động từ 10% – 15%.
35. Refund Rate
là tỷ lệ trả hàng.
Ví dụ: có 100 người thực hiện mua hàng thành công, nhưng có 5 người vì một vài lý do nào đó mà trong quá trình sử dụng, họ không hài lòng và trả lại hàng thì Refund Rate ở đây là 5%.
Ở thị trường quốc tế thì họ rất coi trọng khách hàng, và cũng là để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng mà hầu hết (mình khẳng định luôn là 100%) các nhà cung cấp sản phẩm, dịch vụ đều có quy định về thời gian hoàn trả hàng hóa sau khi mua.
Tùy thuộc vào từng nhà cung cấp, nhưng thông thường thì thời gian trả hàng là 30 ngày, thậm chí có công ty còn quy định thời gian trả hàng lên đến 60 ngày, thậm chí là 180 ngày!
Lưu ý: Bạn cũng cần quan tâm đến Refund Rate này khi hoạt động trên thị trường quốc tế, bởi nếu bạn làm affiliate marketing cho sản phẩm mà tôn vinh sản phẩm lên quá cao, hay marketing quá mức, phóng đại về chức năng, lợi ích của sản phẩm.
Điều này làm cho khách hàng dễ dàng hụt hẫng sau khi mua về sử dụng, dẫn đến tỷ lệ trả hàng cao. Ở một số Private Affiliate Program hay Affiliate Networks, nếu Refund Rate vượt quá mức quy định, bạn sẽ bị khóa tài khoản affiliate, bị hủy mọi khoản hoa hồng mà bạn đã kiếm được trước đó, và nặng nhất là cấm tham gia vào Công ty/Networks của họ vĩnh viễn.
36. Domain
là tên miền, địa chỉ trang web/ blog của bạn.
Domain được sử dụng phổ biến và rộng rãi và mang sự uy tín, tin tưởng cao nhất đó là domain .COM, tiếp theo đó là domain .NET và domain .ORG, tuy nhiên mình vẫn khuyên bạn chọn domain .COM sẽ tốt hơn.
Bạn cũng nên quan tâm đến việc lựa chọn tên miền nếu muốn phát triển lâu dài, bạn có thể đọc qua bài viết hướng dẫn chọn domain phát triển website của mình.
Khi lựa chọn domain, bạn nên đăng ký những domain ngắn gọn, dễ nhớ và có liên quan đến sản phẩm mà bạn hướng đến làm affiliate marketing hay liên quan đến lĩnh vực, ngành mà bạn lựa chọn.
37. Hosting
là nơi website lưu trữ dữ liệu: nội dung, hình ảnh, cơ sở dữ liệu của bạn trong khi làm website.
Để làm 1 wesbsite thì bạn cần 1 nơi để lưu trữ dữ liệu. Hosting là 1 không gian lưu trữ dữ liệu, nó lưu trữ nội dung, hình ảnh, cơ sở dữ liệu của bạn trong khi làm website.
Có rất nhiều nhà cung cấp hosting khác nhau, miễn phí có, trả phí có, tuy nhiên tiền nào của nấy, nếu bạn xác định làm affiliate marketing 1 cách nghiêm túc thì bạn nên đầu tư 1 hosting trả phí.
Một số nhà cung cấp hosting quốc tế mà mình đánh giá cao: Hawk Host, StableHost, DreamHost, Hostgator…
38. Website/ blog
39. Content Marketing
Là 1 hình thức marketing tập trung vào giá trị nội dung với khẩu hiệu “Content is King”.
Bạn sẽ sử dụng ngôn từ, hình ảnh, âm thanh,… để giới thiệu đến độc giả, các khách hàng tiềm năng về sản phẩm, dịch vụ mà bạn đang quảng bá.
Bằng content marketing, bạn sẽ kích thích nhu cầu của khách hàng, từ đó bấm vào đường link affiliate của bạn để đến địa chỉ trang website sản phẩm và mua hàng thấy hay, hợp lý thì tỉ lệ mua hàng của họ sẽ cao hơn
Nếu bạn làm Content Marketing tốt thì Conversion Rate sẽ cao hơn.
Việc làm content marketing cũng như bạn đang xây dựng lòng tin của khách hàng từ ngôn từ của bạn. Nếu bạn có nội dung tốt hơn, hay hơn so với đối thủ thì cho dù bạn xuất phát sau, bạn cũng có rất nhiều lợi thế, chẳng hạn như Google sẽ đánh giá website của bạn cao hơn nhờ vào các hành vi của khách hàng trong website của bạn và bạn dần dần vượt qua đối thủ, cơ hội khách hàng tin tưởng và mua qua bạn cũng cao hơn và bạn kiếm được nhiều tiền hơn,…
4 loại content marketing chính:
- Sale content: Là nội dung bán hàng, đây là loại content có tính kích thích, mục đích chính là dẫn đến hành vi mua hàng của khách hàng.–
- Viral content: Nội dung lan truyền, đây là những nội dung có giá trị cao, đánh đúng vào tâm lý của một nhóm đối tượng nhất định, làm cho nội dung đó được chia sẻ, lan truyền rộng rãi (tiêu biểu như trên Facebook, Twitter, Instagram,…)–
- Promotion content: Nội dung khuyến mãi. Là dạng nội dung cung cấp các chương trình khuyến mãi, ưu đãi xoay quanh sản phẩm như giảm giá trực tiếp, quà tặng đi kèm, dịch vụ hậu mãi,…–
- News content: Nội dung tin tức. Là dạng nội dung về những thông tin liên quan đến sản phẩm nói riêng và ngành của sản phẩm nói chung. Ví dụ như “Iphone X sẽ chính thức trình làng vào tháng 9/2018”…
40. SEO (Search Engine Optimization)
Là việc tối ưu hóa website của bạn cho phù hợp, thân thiện với công cụ tìm kiếm.
Việc này rất quan trọng, nó giúp cho website của bạn có thứ hạng tốt khi người dùng tìm kiếm từ khóa tương ứng.
SEO là cả 1 quá trình dài mà bạn phải học và thực hành hàng ngày nếu muốn kiếm tiền với affiliate marketing.
Dù bạn có ngân sách lớn hay nhỏ thì bạn vẫn phải sử dụng SEO vì doanh thu affiliate marketing đến từ những lượt truy cập miễn phí từ Google là rất lớn, bạn không thể bỏ qua nó.
Kiến thức SEO rất rộng, rất nhiều các yếu tố khác nhau, nhưng yếu tố được Google đánh giá cao nhất đó là chất lượng của nội dung trang web của bạn, vì vậy công việc đầu tiên bạn cần phải học trong SEO đó là tạo ra nội dung có giá trị cao cho người dùng.
41. Bid
là giá thầu trong lĩnh vực chạy quảng cáo, là số tiền tối đa bạn có thể bỏ ra cho 1 click hoặc cho 1000 lượt hiển thị, 2 dạng bid phổ biến là CPC và CPM.
+ Bid theo Cost Per Click (CPC) : Là số tiền bạn phải trả cho 1 click từ khách hàng khi chạy quảng cáo.
+ Bid theo Cost Per Impression (CPM) : Hay còn gọi là Cost per thousand impressions, là số tiền bạn phải trả cho 1000 lượt hiển thị quảng cáo
42. Display Network
là 1 hình thức quảng cáo của các Advertising Network, có nghĩa là quảng cáo của bạn sẽ được hiển thị tới người dùng trên những trang web, ứng dụng,… theo sự thiết lập của bạn. Quảng cáo dạng hiển thị phổ biến hiện nay là Facebook Ads và Google Display Network (GDN).
Hàng ngày bạn lướt Facebook sẽ thấy những quảng cáo có chữ Sponsored (được tài trợ), đây là quảng cáo Display Network từ Facebook Ads
43. Search Network
Là 1 hình thức quảng cáo của các Advertising Network sử dụng, có nghĩa khi khách hàng thực hiện việc tìm kiếm 1 thứ gì đó, quảng cáo của bạn sẽ được hiển thị cùng với các kết quả tìm kiếm mà khách hàng thấy được.
Các Ads network thường làm quảng cáo nổi bật hơn so với những kết quả tìm kiếm thông thường để khách hàng có tỉ lệ nhấn vào quảng cáo nhiều hơn.
Ví dụ khi mình đánh “affiliate network” lên google, có lên đến 1 kết quả đầu tiên là quảng cáo từ Search Network của Google Adword.
Các quảng cáo này sẽ phân biệt với kết quả tìm kiếm bằng ô màu vàng hoặc xanh có từ ADS (quảng cáo)
44. Advertising Network (Ads Network)
Là các công ty cung cấp mạng lưới quảng cáo. Thường được sử dụng khi cho phí chạy Ads ít hơn hoa hồng bạn nhận được.
Khi bạn làm affiliate marketing, bạn cũng cần phải quảng bá sản phẩm theo nhiều cách và đối với 1 số sản phẩm có hoa hồng cao thì ngoài việc tìm khách hàng miễn phí thì bạn cần phải tìm những advertising phù hợp để chạy quảng cáo mang lại doanh thu cao hơn.
Có 2 network quảng cáo lớn nhất trong thời điểm hiện tại đó là Google Adword và Facebook Ads.
45. Email Marketing
Là hình thức gửi thư đến khách hàng những nội dung như thông tin sản phẩm, chương trình khuyến mãi, sản phẩm mới, dịch vụ ưu đãi, tri ân – chăm sóc khách hàng,… thông qua địa chỉ email.
Mỗi email được người thực hiện gửi đến các khách hàng tiềm năng hay các khách hàng hiện tại được gọi là Email Marketing.
46. Paid traffic
Là những lưu lượng truy cập vào website hay lưu lượng mà bạn có thể tương tác được và bạn phải trả phí để có được những lưu lượng truy cập này.
Các lưu lượng truy cập trả phí phổ biến như:– Google Adwords– Facebook Ads– Quảng cáo theo bài viết ở các diễn đàn, các trang báo, các trang cộng đồng,……
Ưu điểm của việc sử dụng Paid Traffic là bạn có thể nhanh chóng thu hút được một lượng lớn khách hàng tiềm năng, phát triển thương hiệu, gia tăng doanh số…
Tuy nhiên, nhược điểm của hình thức này đó chính là “VỐN”, kinh nghiệm quản lý bởi nếu sử dụng một cách mù quáng bạn sẽ phải chi rất nhiều tiền cho các chiến dịch Paid Traffic mà hiệu quả thu về không đáng kể, thậm chí thua lỗ.
47. Social Media
Truyền thông xã hội.
Là việc bạn xây dựng thương hiệu, thúc đẩy doanh số bán hàng, chăm sóc khách hàng,… thông qua các kênh mạng xã hội.
Social Media bao gồm cả các hoạt động trả phí (như quảng cáo trên Facebook, Twitter, Instagram,…) và miễn phí.
Với sự phát triển vượt bậc thì mạng xã hội giờ đây đã là một phần không thể thiếu trong cuộc sống của mỗi người.
Do đó, nếu biết sử dụng hiệu quả và tối ưu, thì đây chính là một kênh giúp bạn quảng bá thương hiệu, truyền tải đến khách hàng tiềm năng, khách hàng hiện tại thông điệp về sản phẩm/dịch vụ mà bạn đang làm affiliate marketing.
48. Opt-in Form
hiểu đơn giản là khung nhập thông tin như tên, email.
Opt-in Form được sử dụng để thu thập thông tin khách hàng để có thể gửi đến họ những thông tin về các sản phẩm khác hay chương trình khuyến mãi….
Việc xây dựng thông tin khách hàng còn gọi là email List building. Đây là một kỹ thuật cực kỳ quan trọng đối với các internet marketer kiếm tiền trên mạng.
Lời kết
Ôi hoa hết cả mắt rồi .
Hiện tại mình mới chỉ biết đến những thuật ngữ này, có thể còn rất nhiều thuật ngữ khác mà mình sẽ cập nhật sau hoặc nếu bạn biết có thể gợi ý cho mình để mình bổ sung nhé.
Mình hi vọng với những hiểu biết về các thuật ngữ thông dụng này sẽ giúp cho các bạn dễ dàng hơn trong việc học tập, nghiên cứu về Affiliate marketing và kiếm tiền trên mạng.
Chúc bạn vui vẻ!
Viết Blog Kiếm Tiền liên quan khác
- Hướng dẫn kiếm tiền online MMO hiệu quả – nhanh nhất – chi tiết nhất (2021)
- Hướng dẫn kiếm tiền Affiliate Marketing qua blog, website (2021)
- Blog là gì? Hướng dẫn viết blog kiếm tiền online từ A-Z (2020)
- Hướng dẫn chuyển website WordPress sang host khác chi tiết nhất
- TOP 15+ chủ đề viết blog kiếm tiền trên mạng hay nhất (2020)
- 8 CÁCH kiếm tiền từ Blog – cỗ máy kiếm tiền online bền vững (2020)
- Thuật ngữ CPC, CPM là gì? CPA, CPS, CPI, CPL, CPO là gì?
- 10 cách tăng lượt bình luận (comment) cho blog/ website nhanh nhất
- Hướng dẫn kiếm tiền từ website tin tức, tạp chí chi tiết A-Z (2020)
- [MMO#1] Magiamgia.com – Mã Giảm Giá kiếm tiền với Affiliate như thế nào ?
- 6 loại website kiếm tiền Affiliate Marketing hiệu quả nhất hiện nay
- Top công cụ Content Marketing hỗ trợ viết Blog tốt nhất | Tìm ý tưởng cho bài viết blog ?
- Kiếm tiền tiếp thị liên kết với AdFlex.vn CPO: thu nhập 10 triệu/ tháng
- [MMO#3] Kiếm hơn 4 tỷ mỗi tháng, Pat Flynn kiếm tiền từ blog SmartPassiveIncome.com như thế nào?
- [MMO#2] Khám phá Canhme.com để xem Luân Trần kiếm tiền như nào ?
- 5 phương pháp Tiết Kiệm Tiền như thế nào hiệu quả ? Phương pháp JARS nổi tiếng
- Hướng dẫn chuyển từ Blogger sang WordPress đầy đủ nhất 2019
- Hướng dẫn cài đặt blogspot chuẩn SEO đầy đủ nhất 2018
- Hướng dẫn tạo blog từ Blogger của Google trong 5 phút
- Nhìn lại 2 năm – Động lực kiếm tiền từ viết blog chính là THU NHẬP THỤ ĐỘNG