Thế giới mở cửa chào đón CP để hình thành hệ sinh thái mạnh
Thị trường dịch vụ MVAS sẽ sớm đạt 1.100 tỷ USD
Theo Hiệp hội Thông tin Di động Toàn cầu (GSMA), số lượng thuê bao di động trên toàn thế giới đã vượt ngưỡng 5,2 tỷ thuê bao tính đến năm 2021. Sự gia tăng số lượng các thuê bao di động cũng dẫn đến sự tăng trưởng của các dịch vụ giá trị gia tăng trên điện thoại di động (Mobile Value Added Services – MVAS).
Hiểu một cách đơn giản, các dịch vụ giá trị gia tăng trên điện thoại di động là những dịch vụ được cung cấp thêm ngoài dịch vụ thoại, nhắn tin SMS và data để nâng cao trải nghiệm cho người dùng.
Có nhiều loại hình dịch vụ MVAS khác nhau, có thể kể đến như các dịch vụ cảnh báo cuộc gọi nhỡ, hộp thư thoại, quảng cáo qua tin nhắn, nhạc chuông chờ, tiền di động (mobile money), dịch vụ truyền hình di động, các dịch vụ OTT…
Mobile money cũng là một loại hình dịch vụ MVAS của các nhà mạng. |
Các dịch vụ giá trị gia tăng này thường được cung cấp nội bộ bởi chính nhà mạng hoặc bởi các nhà cung cấp dịch vụ nội dung (Contenet Provider - CP) bên thứ ba.
Một báo cáo phân tích thị trường được thực hiện mới đây bởi Reportlinker cho thấy, các dịch vụ giá trị gia tăng di động (MVAS) giờ đây đang là sân chơi chung của nhiều loại hình doanh nghiệp khác nhau.
Họ bao gồm các nhà mạng (Mobile Network Operator – MNO), các mạng di động ảo (Mobile Virtual Network Operator – MVNO), các nhà cung cấp dịch vụ Telco OTT (Over the Top), nhà cung cấp nội dung (Content Provider – CP)… Điều này đã thúc đẩy sự cạnh tranh trong không gian dịch vụ thoại và dữ liệu.
Thực tế cho thấy, doanh thu thoại của các nhà mạng trên toàn cầu đang không ngừng giảm. Các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông vì vậy đang phải chịu áp lực lớn trong việc cung cấp các dịch vụ khác ngoài dịch vụ thoại cơ bản để duy trì triển vọng kinh doanh.
Trong bối cảnh đó, nhiều nhà mạng đang hướng đến việc phát triển các dịch vụ giá trị gia tăng di động để thúc đẩy doanh thu từ việc tiêu dùng dữ liệu.
Biểu đồ phản ánh tốc độ tăng trưởng của thị trường MVAS toàn cầu theo từng năm và từng khu vực. |
Thống kê mới nhất cho thấy, quy mô của thị trường cung cấp dịch vụ giá trị gia tăng di động (MVAS) trên toàn cầu ước đạt 539,5 tỷ USD trong năm 2020 và khoảng 723,4 tỷ USD vào năm 2022.
Với tốc độ tăng trưởng kép hằng năm là 13,3%, dự kiến thị trường MVAS sẽ đạt quy mô lên đến 1,1 nghìn tỷ USD vào năm 2026.
Mỹ là quốc gia có thị trường dịch vụ giá trị gia tăng di động rất phát triển. Quy mô thị trường MVAS ở Mỹ năm 2021 ước đạt 133,3 tỷ USD, chiếm tới 21,8% thị trường MVAS toàn cầu.
Đối với Trung Quốc, nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới, các dịch vụ MVAS đang tăng trưởng rất nhanh tại đây với tốc độ 18%/năm. Quy mô thị trường MVAS tại Trung Quốc được dự báo sẽ tăng lên 362,7 tỷ USD vào năm 2026, chiếm tới 33% tổng quy mô thị trường MVAS toàn cầu.
Không chỉ tại Mỹ và Trung Quốc, các dịch vụ giá trị gia tăng di động cũng phát triển rất mạnh mẽ tại Nhật Bản và Canada, với tốc độ tăng trưởng bình quân hằng năm lần lượt là 9,1% và 10,5%/năm.
Tại Châu Âu, thị trường dịch vụ giá trị gia tăng di động ở Đức được dự báo tăng trưởng với tốc độ 10,4% năm. Trong khi đó, phần còn lại của Châu Âu sẽ chiếm quy mô thị trường lên tới 413,5 tỷ USD vào năm 2026.
Các nhà mạng đang thúc đẩy hình thành hệ sinh thái MVAS
Nhắc đến các dịch vụ giá trị gia tăng trên nền tảng di động, không thể không nhắc đến sự nổi lên gần đây của các nền tảng OTT. Đó là những nền tảng cung cấp cho người dùng các dịch vụ xem phim, nghe nhạc, giải trí trực tuyến.
Netflix, Amazon Video, Hulu và Disney là những nền tảng OTT nổi tiếng nhất, nơi người dùng có thể đăng ký dịch vụ theo gói cước hằng tháng, hằng quý hoặc hằng năm. Nhiều nhà cung cấp dịch vụ viễn thông trên thế giới hiện nay đang hợp tác với chính các nền tảng OTT này để phục vụ nhu cầu của người dùng và ăn chia lợi nhuận.
Chẳng hạn với Netflix, các công ty viễn thông có thể đóng góp vai trò bằng cách cung cấp dịch vụ VAS trong việc thanh toán, phân phối nội dung, tiếp thị cũng như khâu chăm sóc khách hàng. Với 2 tỷ người dùng dịch vụ OTT trên toàn thế giới, các nền tảng này đang tạo cơ hội cho sự phát triển của các dịch vụ giá trị gia tăng trên di động.
Trên thế giới, các nhà mạng đang tích cực ký kết những thỏa thuận hợp tác với các nhà cung cấp nội dung số (CP) để thúc đẩy sự phát triển của hệ sinh thái dịch vụ này và cùng nhau ăn chia lợi nhuận. |
Trên thực tế, một thỏa thuận giữa Netflix và Comcast (nhà cung cấp dịch vụ băng thông rộng lớn nhất tại Mỹ) đã được thực hiện vào năm 2014. Theo đó, Netflix sẽ phải trả một khoản tiền không được tiết lộ cho Comcast để đổi lại việc cải thiện chất lượng phát trực tuyến các nội dung trên nền tảng video này. Đây cũng là tiền lệ cho mối quan hệ hợp tác làm ăn giữa các ISP với Netflix.
Trong một số trường hợp, các nhà cung cấp dịch vụ Internet có thể làm chậm quá trình phân phối một số nội dung để tránh gây tắc nghẽn mạng và ảnh hưởng đến các loại dịch vụ khác. Ở chiều ngược lại, họ cũng có thể ký hợp đồng với các CP để ưu tiên xử lý dịch vụ của nhà cung cấp nội dung đó.
Không chỉ vậy, sự hợp tác của các nhà mạng với các CP trên thị trường MVAS sắp tới sẽ còn được thể hiện qua nhiều hình thức khác nhau.
Một hệ sinh thái các nhà cung cấp nội dung số (CP) mạnh cũng sẽ góp phần thúc đẩy sự phát triển của cả ngành viễn thông. |
Hồi tháng 6/2021, Ericsson, nhà mạng Deutsche Telekom của Đức và Samsung đã thành công trong việc thử nghiệm mạng cắt lát (network slicing) 5G End-to-End đầu tiên trên thế giới.
Thử nghiệm này được thực hiện tại phòng thí nghiệm của Deutsche Telekom với thiết bị Galaxy S21 kết nối cùng tai nghe VR, nhằm tối ưu trải nghiệm game VR (thực tế ảo) trực tuyến trên nền tảng đám mây. Bằng cách tạo ra nhiều mạng ảo trên một cơ sở hạ tầng mạng vật lý duy nhất, các nhà mạng có thể phát triển các mô hình và dịch vụ kinh doanh mới, khác biệt.
Cùng khoảng thời gian, nhà mạng Verizon của Mỹ đã mua lại nền tảng định vị trong nhà – Senion nhằm định vị, điều phối chính xác vị trí của người sử dụng di động cũng như của các thiết bị IoT trong một không gian hẹp. Điều này mở ra cơ hội để Verizon có thể cung cấp các dịch vụ giá trị gia tăng khác cho người dùng.
Trong vòng 3 năm tới, dự kiến sẽ có thêm 1,75 tỷ thuê bao di động mới với 5 tỷ người dùng Internet di động. Nhìn chung, sự thâm nhập mạnh mẽ của Internet và các thiết bị di động giá rẻ sẽ là những động lực thúc đẩy sự tăng trưởng của thị trường dịch vụ MVAS toàn cầu.
Các nhà mạng trên khắp thế giới vì vậy đang không ngừng hợp tác, phát triển hệ sinh thái MVAS rộng khắp để đa dạng hóa nguồn thu và bù đắp sự sụt giảm của các dịch vụ thoại, SMS truyền thống bằng việc tận dụng tốt các cơ hội này.
Trọng Đạt
Việt Nam lần đầu tiên có gói cước Internet 800 Mbp tích hợp WiFi 6
Không chỉ có tốc độ truy cập lớn, gói cước tích hợp sẵn WiFi 6 còn có vùng phủ tốt hơn với nhiều thiết bị có thể truy cập đồng thời cùng lúc.
Tin công nghệ liên quan khác
- TỔNG HỢP MÃ SHOPEE, LAZADA NGÀY 17/08
- TỔNG HỢP MÃ SHOPEE, LAZADA NGÀY 15/08
- TỔNG HỢP MÃ SHOPEE, LAZADA NGÀY 14/08
- TỔNG HỢP MÃ SHOPEE, LAZADA NGÀY 12/08
- TỔNG HỢP MÃ SHOPEE, LAZADA NGÀY 11/08
- TỔNG HỢP MÃ SHOPEE, LAZADA NGÀY 10/08
- TỔNG HỢP MÃ SHOPEE, LAZADA NGÀY 09/08
- TỔNG HỢP MÃ SHOPEE, LAZADA NGÀY 08/08
- TỔNG HỢP MÃ SHOPEE, LAZADA NGÀY 07/08
- TỔNG HỢP MÃ SHOPEE, LAZADA NGÀY 04/08
- TỔNG HỢP MÃ SHOPEE, LAZADA NGÀY 03/08
- TỔNG HỢP MÃ SHOPEE, LAZADA NGÀY 01/08
- TỔNG HỢP MÃ SHOPEE, LAZADA NGÀY 31/07
- TỔNG HỢP MÃ SHOPEE, LAZADA NGÀY 29/07
- TỔNG HỢP MÃ SHOPEE, LAZADA NGÀY 27/07
- TỔNG HỢP MÃ SHOPEE, LAZADA NGÀY 26/07
- TỔNG HỢP MÃ SHOPEE, LAZADA NGÀY 25/07
- TỔNG HỢP MÃ SHOPEE, LAZADA NGÀY 24/07
- TỔNG HỢP MÃ SHOPEE, LAZADA NGÀY 22/07
- TỔNG HỢP MÃ SHOPEE, LAZADA NGÀY 21/07