Sao Hoả sống sót qua 500 triệu năm bị 'nấu' bởi siêu núi lửa phun trào
Hình ảnh một số miệng núi lửa ở khu vực Arabia Terra trên sao Hoả. Ảnh: NASA |
NASA đã chính thức xác nhận rằng khu vực phía bắc của sao Hỏa đã từng trải qua hàng nghìn vụ "siêu phun trào" núi lửa trong 500 triệu năm. Đây là những vụ phun trào núi lửa dữ dội nhất mà khoa học hiện đại biết đến.
Mặc dù những vụ “siêu phun trào” đã kết thúc cách đây khoảng 4 tỷ năm nhưng bằng chứng cho thấy chúng từng xảy ra trên sao Hoả là không thể nhầm lẫn.
Theo NASA, một số vụ phun trào núi lửa có sức mạnh phi lý đến mức cuốn cả một “đại dương” bụi và khí độc vào không khí, ngăn chặn gần như tuyệt đối ánh sáng mặt trời và làm thay đổi khí hậu của một hành tinh trong nhiều thập kỷ.
Và trong khi kiểm tra thành phần khoáng chất và địa hình của một khu vực phía bắc trên sao Hỏa có tên là Arabia Terra, các nhà khoa học đã phát hiện ra bằng chứng về hàng nghìn vụ phun trào thảm khốc như vậy, còn được gọi là "siêu phun trào", dữ dội hơn bất kỳ vụ núi lửa phun trào nào từng được biết đến.
Carbon dioxide (CO2), hơi nước và Sulfur dioxide (SO2) được bơm vào không khí trong những vụ nổ này, diễn ra thường xuyên trong 500 triệu năm, trước khi kết thúc vào khoảng 4 tỷ năm trước.
Nghiên cứu của NASA xác nhận có khoảng 1.000-2.000 vụ siêu phun trào núi lửa làm rung chuyển sao Hoả cổ đại. Ảnh: Arover |
Phát hiện trên được công bố lần đầu tiên trên tạp chí Geophysical Research Letters vào tháng 7 năm nay, nhưng mới được NASA xác nhận, giúp củng cố những hiểu biết của chúng ta về quá khứ cổ đại của sao Hỏa.
Nhà địa chất Patrick Whelley thuộc Trung tâm Chuyến bay Vũ trụ Goddard của NASA ở Greenbelt, bang Maryland (Mỹ), nơi dẫn đầu nghiên cứu về khu vực Arabia Terra trên sao Hoả, cho biết: “Mỗi vụ siêu phun trào này đều có tác động đáng kể đến khí hậu - có thể khí thoát ra làm cho bầu khí quyển dày hơn hoặc chặn ánh Mặt trời và làm cho bầu khí quyển trở nên lạnh hơn”.
Theo nhà địa chất này, thật khó để có thể phóng đại thêm nữa về những vụ phun trào này. Một khối lượng đá và khí nóng chảy không thể tưởng tượng được, tương đương với 400 triệu bể bơi cỡ Olympic, đã thổi qua bề mặt sao Hỏa và tô đặc bầu trời một đám tro bụi dày đặc kéo dài hàng nghìn kilomet từ địa điểm phun trào.
Khi giai đoạn dữ dội nhất kết thúc, toàn bộ phản ứng của núi lửa sụp đổ thành một cái hố khổng lồ được gọi là "hõm chảo" (miệng núi khổng lồ). Chúng ta thậm chí có thể nhìn thấy những hõm chảo như vậy trên Trái đất, và chúng có thể phát triển rộng tới hàng chục kilomet.
Trên sao Hỏa, có bảy miệng núi lửa khổng lồ ở Arabia Terra, hé lộ về khả năng xảy ra một quá khứ dữ dội và đầy bạo lực của các vụ siêu phun trào.
Ban đầu đây được coi là tàn tích của tác động từ các tiểu hành tinh cổ đại lên bề mặt Hành tinh Đỏ từ hàng tỷ năm trước. Nhưng sau đó, trong một nghiên cứu vào năm 2013, các nhà khoa học đã đưa ra giả thuyết rằng các lưu vực này thực sự là những miệng núi lửa khổng lồ. Chìa khoá của phát hiện nằm trong sự bất đối xứng của các miệng núi lửa, phá vỡ hình dạng tròn mà người ta thường nghĩ đến từ các tác động vũ trụ.
“Chúng tôi đã đọc bài báo đó và quan tâm đến việc theo dõi, nhưng thay vì tìm kiếm bản thân núi lửa, chúng tôi tìm kiếm tro bụi, bởi vì không gì có thể che giấu bằng chứng đó”, nhà địa chất Whelley viết trong bài đăng của nhóm nghiên cứu.
Cuối cùng, nhóm của Whelly đã kiểm tra các hình ảnh từ Máy Đo quang phổ hình ảnh theo dõi tích hợp của Tàu Quỹ đạo do thám sao Hỏa (MRO) để phân tích thành phần khoáng chất trên bề mặt Hành tinh Đỏ. Với những hình ảnh đó, họ đã lập được bản đồ địa hình ba chiều của khu vực Arabia Terra, bổ sung dữ liệu khoáng sản lên bản đồ địa hình của các miệng núi lửa và hẻm núi. Tất cả cho thấy những lớp trầm tích giàu khoáng chất được bảo tồn rất tốt, không bị ảnh hưởng bởi gió và nước.
Nhà địa chất Jacob Richardson của NASA, người đã hợp tác với nhóm nghiên cứu của Whelley, giải thích: “Đây là một tín hiệu thực sự. Chúng tôi thực sự thấy những gì đã được dự đoán và đó là khoảnh khắc thú vị nhất đối với tôi."
Theo các nhà nghiên cứu, điều này đặt ra một câu hỏi khác. Cụ thể là, làm thế nào một hành tinh chỉ có một loại núi lửa duy nhất lại có thể bóp nghẹt cả một khu vực? Trái đất cũng đã có những siêu phun trào, lần gần đây nhất (và không phải lần cuối cùng) đã bùng nổ cách đây 76.000 năm ở Sumatra, Indonesia. Nhưng chúng phân tán khắp hành tinh, và luôn ở gần những vùng mà các núi lửa khác đã phun trào. Có thể là các vụ siêu phun trào từng cụm đã xảy ra trên Trái đất từ rất lâu trước đây, nhưng sau đó bị xói mòn về mặt vật lý và hóa học, hoặc bị di chuyển đến những vị trí không thể quan sát khi các lục địa chuyển dịch.
Nhưng cho dù Trái đất có xảy ra những vụ siêu phun trào theo cụm như sao Hỏa hay không, thì vẫn có những cuộc phiêu lưu khoa học đang chờ đợi loài người một ngày nào đó sẽ đặt chân lên thế giới cổ đại, lạnh giá, xa hơn nữa ngoài Mặt trăng.
Theo Baotintuc
Người ngoài hành tinh đã tấn công hủy diệt sao Hỏa?
Tàu thám hiểm sao Hỏa của NASA phát hiện được một lượng đáng kể đồng vị phóng xạ xenon 129 trên bề mặt hành tinh đỏ. Đây là bằng chứng cho thấy có thể người ngoài hành tinh đã tấn công Hỏa tinh bằng vũ khí hạt nhân.
Tin công nghệ liên quan khác
- TỔNG HỢP MÃ SHOPEE, LAZADA NGÀY 17/08
- TỔNG HỢP MÃ SHOPEE, LAZADA NGÀY 15/08
- TỔNG HỢP MÃ SHOPEE, LAZADA NGÀY 14/08
- TỔNG HỢP MÃ SHOPEE, LAZADA NGÀY 12/08
- TỔNG HỢP MÃ SHOPEE, LAZADA NGÀY 11/08
- TỔNG HỢP MÃ SHOPEE, LAZADA NGÀY 10/08
- TỔNG HỢP MÃ SHOPEE, LAZADA NGÀY 09/08
- TỔNG HỢP MÃ SHOPEE, LAZADA NGÀY 08/08
- TỔNG HỢP MÃ SHOPEE, LAZADA NGÀY 07/08
- TỔNG HỢP MÃ SHOPEE, LAZADA NGÀY 04/08
- TỔNG HỢP MÃ SHOPEE, LAZADA NGÀY 03/08
- TỔNG HỢP MÃ SHOPEE, LAZADA NGÀY 01/08
- TỔNG HỢP MÃ SHOPEE, LAZADA NGÀY 31/07
- TỔNG HỢP MÃ SHOPEE, LAZADA NGÀY 29/07
- TỔNG HỢP MÃ SHOPEE, LAZADA NGÀY 27/07
- TỔNG HỢP MÃ SHOPEE, LAZADA NGÀY 26/07
- TỔNG HỢP MÃ SHOPEE, LAZADA NGÀY 25/07
- TỔNG HỢP MÃ SHOPEE, LAZADA NGÀY 24/07
- TỔNG HỢP MÃ SHOPEE, LAZADA NGÀY 22/07
- TỔNG HỢP MÃ SHOPEE, LAZADA NGÀY 21/07