Whois tên miền là gì ? Cách tra cứu thông tin tên miền
Nội dung bài viết
Whois tên miền là gì?
Whois tên miền (who-is) là thao tác tra cứu thông tin tên miền trực tuyến.
Nhờ đó, bạn sẽ biết một tên miền đã được đăng kí hay chưa.
Nếu tên miền đã được đăng kí, bạn có thể biết được các thông tin liên quan đến tên miền đó như: chủ sở hữu tên miền, ngày tháng đăng kí và hết hạn tên miền, địa chỉ DNS, thông tin liên hệ,..
Khi nào dùng Whois ?
Trong trường hợp bạn muốn biết chủ tên miền là ai, thông tin cá nhân của họ là gì, đó là lúc cần Whois tên miền.
Hoặc khi bạn đăng ký mua tên miền.
Tên miền có thể chưa được đăng ký hoặc đã có chủ sở hữu, ai đăng ký sớm người đó được quyền sử dụng. Và vô tình có người đã đăng ký tên miền đó mất rồi.
Vậy bạn cũng có thể dùng Whois để biết thông tin người mua.
Tuy nhiên, với những tên miền đã đăng kí dịch vụ Whois Privacy thì bạn không thể tra được thông tin chính xác của tên miền đó.
Kiểm tra Whois tên miền ở đâu ?
Hiện nay, có rất nhiều trang web có chức năng tra cứu thông tin tên miền hoàn toàn miễn phí.
Bạn chỉ cần điền tên miền và nhấn nút kiểm tra là các thông tin của tên miền đó sẽ hiện lên trước mắt bạn.
Nếu tên miền đó chưa được ai đăng kí thì bạn sẽ thấy dòng như “tenmien.com is available!” hay “tenmien.com is for sale!“.
Để kiểm tra bạn có thể truy cập các trang web bên dưới:
- https://www.whois.com/whois/
- https://who.is
- http://whois.domaintools.com
- https://www.whois.net
- https://whois.icann.org/
Thông tin hiển thị trong Whois ?
Với mỗi trang tra cứu thông tin tên miền (Whois) khác nhau sẽ có cách hiển thị khác nhau.
Tuy nhiên thông tin bạn nhận được chủ yếu gồm:
- Thông tin tên miền: nhà quản lý (Registrar), Name Servers, ngày đăng ký (Registration date), ngày hết hạn (Expiry date), ngày cập nhật gần nhất (Updated date), tình trạng tên miền (Domain status),…
- Thông tin chủ sở hữu tên miền: chủ sở hữu (Registrant), địa chỉ, công ty, số điện thoại, địa chỉ email.
Các trang tra cứu thông tin tên miền thường sẽ tạo cache cho các lần kiểm tra của bạn nên bạn cần refresh kết quả để có được kết quả chính xác nhất.
Lưu ý: thông tin Whois hay bị lưu cache, bạn hãy chủ động refresh kết quả cache. Cá nhân mình hay ưu tiên whois tên miền trên Who.is – trang này không bị lưu cache, hoặc sẽ tự động refresh lấy thông tin mới nhất.
Sử dụng dịch vụ ẩn thông tin tên miền Domain Privacy
Dựa vào Whois, thông tin cá nhân chủ sở hữu tên miền mặc định để công khai, và ai cũng có thể thấy chi tiết.
Do đó, có một số webmaster/ chủ sở hữu tên miền không muốn công khai những thông tin này vì nhiều lý do.
Họ sẽ sử dụng các dịch vụ giúp ẩn thông tin tên miền: Domain Privacy, WhoisGuard, Privacy Protection.
Domain Privacy sẽ giúp ẩn thông tin tên miền, tăng thêm tính bảo mật thông tin, tránh bị đối thủ dòm ngó.
Vì vậy, bạn nên đăng kí dịch vụ Whois Privacy (ẩn thông tin tên miền) để người khác không xem được thông tin quan trọng của bạn, đặc biệt là đối thủ và spammer.
Có 1 số yếu tố bạn nên cân nhắc có nên sử dụng Privacy Protection cho domain:
- Mức độ tin cậy: khách ghé thăm sẽ tin tưởng hơn vào website của bạn nếu thông tin ở WHOIS rõ ràng và chi tiết. Họ biết mình đang làm việc với ai. Với những website thương mại, mua bán hàng,…đây là điều quan trọng. Thông tin không rõ ràng khiến mức độ tin cậy bị giảm sút.
- Thuận tiện trong liên lạc: thông tin đầy đủ, khách ghé thăm có thể liên hệ với bạn thông qua email được khai báo ở phần Whois.
- Thông tin cá nhân của bạn có thể bị lợi dụng vào việc xấu hoặc là cơ sở để kẻ xấu có thể dùng nó chống lại bạn. Ví dụ như: khai thác để hack các loại tài khoản hosting, domain, email, tài khoản ngân hàng, Credit Card,…
Kết luận
Theo mình, việc bảo vệ thông tin domain với các tên miền mới không thực sự cần thiết nếu bạn có đủ và cập nhật thường xuyên kiến thức về bảo mật để tự bảo vệ mình trên Internet.
Nếu bạn không thực sự tự tin, khi mua tên miền bạn có thể đăng ký sử dụng Domain Privacy Protect cũng là một lựa chọn tốt.
1 số nhà cung cấp tên miền miễn phí dịch vụ ẩn thông tin tên miền trọn đời như NameSilo, NameCheap…
Bạn có thể lựa chọn mua tên miền tại đây.
Chúc bạn vui vẻ!
Kiến thức Domain liên quan khác
- 10 CÁCH đặt tên miền website hay nhất & chuẩn SEO (2020)
- Top 10 nhà cung cấp tên miền (Domain) quốc tế tốt nhất 2020
- Top 5 nhà cung cấp tên miền uy tín tốt nhất Việt Nam hiện nay (2020)
- Hướng dẫn đăng kí domain Namecheap đầy đủ nhất 2019
- Hướng dẫn transfer tên miền từ GoDaddy về NameCheap 2018
- Bí mật thương hiệu của 9 tên tuổi công nghệ lớn trên thế giới
- Hướng dẫn đăng ký tên miền 1and1 đầy đủ nhất 2018
- Hướng dẫn đăng ký tên miền tại Domain.com đầy đủ nhất
- Hướng dẫn mua tên miền tại NameSilo đầy đủ nhất 2019
- [Tư vấn] Nên mua tên miền (Domain) ở đâu tốt nhất ?
- Hướng dẫn Transfer Tên Miền từ 1&1 về NameSilo đầy đủ nhất
- [QC] Hướng dẫn mua tên miền tại Mắt Bão đầy đủ nhất 2019
- Bí Mật Đằng Sau Những Đuôi Tên Miền
- Đăng ký GoDaddy WordPress Hosting 1$/tháng + 01 Free Domain
- Hướng dẫn sử dụng Godaddy đầy đủ nhất
- Hướng dẫn mua tên miền tại GoDaddy đầy đủ nhất
- Hướng dẫn trỏ domain 1and1 tới hosting Stablehost đầy đủ nhất