Tôi giúp con “cắt” cơn nghiện màn hình chỉ sau vài ngày
Renee là một bà mẹ Mỹ ba con. Cũng như nhiều bà mẹ khác, cô phải giải quyết nhiều rắc rối và hàng vạn câu hỏi vì sao của con mình. Con của Renee cũng có một thời gian nghiện màn hình nặng. Khi cô gọi tên con, chúng đều không trả lời, thậm chí còn không để ý tới mẹ. Khi chúng ngẩng lên, Renee thấy mắt chúng trống rỗng. Cô gọi nó là một “dịch bệnh” và quyết định không thể để “dịch bệnh” này ảnh hưởng hơn nữa tới các con.
Ba con của Renee |
Sau khi tìm hiểu sâu về màn hình, Renee nhận ra sử dụng công nghệ có cả mặt lợi và mặt hại. Chìa khóa ở đây chính là sự cân bằng. Gia đình cần tìm được sự cân bằng và thời gian biểu phù hợp. Renee muốn cho con một tuổi thơ như của mình, đó là gắn bó với những chiếc xe đạp và hoạt động ngoài trời thay vì điện thoại. Vì thế, cô quyết tâm thay đổi, song bất kỳ thay đổi lớn nào cũng cần lên kế hoạch.
Đó chính là lý do cô đưa ra phương pháp 7 bước giảm thời gian sử dụng màn hình ở trẻ mà mọi người làm cha mẹ có thể tham khảo.
Bước 1: Họp gia đình để lên kế hoạch
Bước đầu tiên mà Renee thực hiện là tổ chức cuộc họp gia đình, thảo luận về quyết định “detox” màn hình với cả nhà. Lý do bạn muốn giảm thời gian sử dụng màn hình là gì? Bạn có muốn dành nhiều thời gian chất lượng hơn với con, tránh tác động tiêu cực, hay đơn giản là không thoải mái khi nhìn chúng như những zombie sau khi xem YouTube?
Hãy để mọi thành viên trong nhà đóng góp ý kiến. Khi Renee bắt đầu hỏi con gái 6 tuổi, cô bé cũng bày tỏ cảm giác không thích thú khi dùng quá nhiều màn hình.
Trong suốt cuộc thảo luận, hãy đưa ra các mục tiêu thực tế. Con có thể sử dụng màn hình một vài lúc trong ngày song cần ưu tiên chương trình có tính giáo dục. Về thời lượng, theo khuyến nghị của Viện Nhi khoa Mỹ, không nên cho trẻ dưới 18 tháng dùng màn hình, trừ khi gọi video. Với trẻ hơn 2 tuổi, nên hạn chế sử dụng màn hình không quá 1 tiếng mỗi ngày với các nội dung chất lượng.
Bước 2: Chọn một ngày để thay đổi
Hãy lựa chọn một ngày để bắt đầu thực hiện kế hoạch của bạn. Nó sẽ giúp trẻ có thời gian chuẩn bị tâm lý, bước sang lịch trình mới.
Bước 3: Lên danh sách hoạt động thay thế
Để việc chuyển đổi diễn ra nhịp nhàng, bạn nên lên một danh sách các hoạt động thay thế xem màn hình. Khi giảm thời gian xem thiết bị, trẻ nhất định hụt hẫng. Chính vì vậy, danh sách các ý tưởng sẽ giúp chúng tìm ra được những việc cần làm để lấp đầy chỗ trống.
Với Renee, cô mua một số món đồ cơ bản, đặt vào thùng của con. Cô nhắc con tìm trong thùng nếu muốn tìm thứ gì đó. Những mặt hàng mà cô mua là quả bóng đá, phấn, bóng bay, lego, đất nặn, sách tô màu.
Bước 4: “Xa mặt cách lòng”
Đối với trẻ, không được dùng đồ điện tử không khác nào “tra tấn”. Nếu để thiết bị trong tầm mắt của chúng, chắc chắn chúng sẽ không kìm lòng được. Vì vậy, hãy chuyển những đồ này sang vị trí khác để chúng không nhìn thấy.
Bước 5: Dạy trẻ chơi
Đôi khi nhiệm vụ của bố mẹ là dạy trẻ cách chơi. Hãy đưa ra một số món, ngồi xuống với trẻ, chỉ cho chúng cách chơi như thế nào và khuyến khích chúng tưởng tượng. Vài đứa trẻ có thể không cần hướng dẫn mà tự bước vào thế giới tưởng tượng riêng, song vài đứa khác cần một chút kích thích. Chẳng hạn, con cả của Renee không cần tới bố mẹ nhưng em gái lại cần trợ giúp ban đầu.
Bước 6: Làm gương
Bạn không thể chờ đợi trẻ làm theo thời gian biểu mới nếu chúng thấy bố mẹ suốt ngày dán mắt vào điện thoại. Hãy ngắt kết nối, cho trẻ thấy rằng cuộc sống nghiện màn hình đã là quá khứ. Hãy dùng nó như một cơ hội để tham gia các hoạt động cùng nhau và củng cố mối quan hệ trong gia đình.
Bước 7: Lên lịch trình mới để duy trì
Con của bạn thường “vồ” lấy điện thoại, máy tính bảng mỗi khi đi học về? Hãy bắt đầu một lịch trình mới để thay thế điều đó. Chẳng hạn, khuyến khích trẻ ăn nhẹ hay làm bài tập về nhà.
Sau khi áp dụng phương pháp 7 bước này, các con của Renee nhanh chóng “cắt nghiện”. Chỉ sau vài ngày, chúng gần như quên mất thiết bị của mình. Cả nhà tổ chức các bữa tiệc ngoài trời hay khám phá thiên nhiên thay vì ngồi lỳ hàng giờ bên máy tính bảng. Tuy nhiên, Renee không hoàn toàn cấm con sử dụng đồ điện tử. Gia đình thường chơi game khi trời mưa hay những sáng cuối tuần lười biếng. Giờ đây, ba đứa con của Renee đã bớt cáu kỉnh hơn, ngủ tốt hơn và cười nhiều hơn.
Nếu muốn con của mình cũng được như vậy, hãy bắt tay vào kế hoạch “giải độc màn hình” ngay bây giờ.
Du Lam (Theo goldenslumbersphotos)
Nghiện màn hình ở trẻ: Phòng bệnh hơn chữa bệnh!
Đừng đợi tới khi trẻ nghiện màn hình mới hỏi “phải làm sao”. Phụ huynh phải có trách nhiệm giúp trẻ không sa vào “đại dịch” của thời đại công nghệ số.
Tin công nghệ liên quan khác
- TỔNG HỢP MÃ SHOPEE, LAZADA NGÀY 17/08
- TỔNG HỢP MÃ SHOPEE, LAZADA NGÀY 15/08
- TỔNG HỢP MÃ SHOPEE, LAZADA NGÀY 14/08
- TỔNG HỢP MÃ SHOPEE, LAZADA NGÀY 12/08
- TỔNG HỢP MÃ SHOPEE, LAZADA NGÀY 11/08
- TỔNG HỢP MÃ SHOPEE, LAZADA NGÀY 10/08
- TỔNG HỢP MÃ SHOPEE, LAZADA NGÀY 09/08
- TỔNG HỢP MÃ SHOPEE, LAZADA NGÀY 08/08
- TỔNG HỢP MÃ SHOPEE, LAZADA NGÀY 07/08
- TỔNG HỢP MÃ SHOPEE, LAZADA NGÀY 04/08
- TỔNG HỢP MÃ SHOPEE, LAZADA NGÀY 03/08
- TỔNG HỢP MÃ SHOPEE, LAZADA NGÀY 01/08
- TỔNG HỢP MÃ SHOPEE, LAZADA NGÀY 31/07
- TỔNG HỢP MÃ SHOPEE, LAZADA NGÀY 29/07
- TỔNG HỢP MÃ SHOPEE, LAZADA NGÀY 27/07
- TỔNG HỢP MÃ SHOPEE, LAZADA NGÀY 26/07
- TỔNG HỢP MÃ SHOPEE, LAZADA NGÀY 25/07
- TỔNG HỢP MÃ SHOPEE, LAZADA NGÀY 24/07
- TỔNG HỢP MÃ SHOPEE, LAZADA NGÀY 22/07
- TỔNG HỢP MÃ SHOPEE, LAZADA NGÀY 21/07