Hạ tầng băng rộng góp phần giảm thất nghiệp, tạo ra nhiều việc làm mới
Tương lai số đã được thúc đẩy nhanh chóng do đại dịch
Chủ đề “Đẩy mạnh phát triển hạ tầng: Vai trò của chính phủ trong chuyển đổi số” tiếp tục được các Bộ trưởng, chuyên gia bàn thảo tại phiên Hội nghị Bộ trưởng tối ngày 13/10. Đây là hoạt động trong chuỗi sự kiện của Hội nghị và Triển lãm Thế giới số - ITU Digital World 2021 được Bộ TT&TT phối hợp với Liên minh Viễn thông Quốc tế (ITU) tổ chức.
Phiên bàn tròn này có sự tham dự của Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng, Tổng Thư ký ITU Houlin Zhao và diễn ra dưới sự điều phối của Cục trưởng Cục thông tin vô tuyến ITU Mario Maniewicz.
“Đẩy mạnh phát triển hạ tầng: Vai trò của chính phủ trong chuyển đổi số” là 1 trong 3 chủ đề được tập trung tại các phiên Hội nghị Bộ trưởng. (Ảnh: Mạnh Hưng) |
Trao đổi tại Hội nghị, ông Hassel Larry Bacchus, Bộ trưởng Bộ Chuyển đổi số của Trinidad và Tobago nhấn mạnh: Sau 18 tháng qua, thế giới đã chứng kiến sự thay đổi mô hình, thúc đẩy nhu cầu chuyển đổi số. Tương lai số đã được thúc đẩy nhanh chóng hơn nhiều so với những gì được mường tượng trước đại dịch.
Năm nay, thế giới đang chứng kiến việc học tập trực tuyến được thúc đẩy cùng với nhiều thay đổi xã hội. Sự phát triển này không phải là ngắn hạn mà giống như sự rũ bỏ các lối mòn, thói quen cũ không còn phù hợp.
Ông Hassel Larry Bacchus cũng cho rằng, thành công của quá trình chuyển đổi số, phát triển băng thông rộng sẽ đóng vai trò quan trọng với sự phát triển kinh tế xã hội toàn cầu, đặc biệt là các nước đang phát triển. Quá trình này đồng thời cũng làm trầm trọng thêm khoảng cách kỹ thuật số tồn tại ở các nước.
“Trong bối cảnh đó, vai trò của Chính phủ phải được thúc đẩy, tạo ra môi trường thuận lợi thông qua các khuôn khổ quy định, chính sách lập pháp hiệu quả. Theo thời gian, sự thay đổi đáng chú ý là, quá trình chuyển đổi số của các Chính phủ không đơn thuần là cải tiến, mà thay đổi cơ bản hơn những gì phải làm, cách thức thực hiện và bằng cách chấp nhận rằng nhiều hoạt động phải được tiến hành cùng lúc”, ông Hassel Larry Bacchus phân tích.
Vì thế, theo ông, các quy định quản lý sẽ phải được điều chỉnh, đảm bảo hiệu quả của nền kinh tế số không có rào cản. Chính phủ với tư cách là người hỗ trợ sẽ phải sẵn sàng hợp tác làm việc với các bên chủ chốt, bao gồm cả các doanh nghiệp và những đối tác phát triển khác, để thu được những lợi ích từ sự phát triển công nghệ, đồng thời giảm thiểu tác động tiêu cực với các nước đang phát triển nói riêng, khuyến khích sự hợp tác qua áp dụng phương pháp tiếp cận nhiều bên liên quan.
Bà Vianna Maino, Bộ trưởng Viễn thông và Xã hội thông tin Ecuador (Ảnh: Mạnh Hưng) |
Còn theo bà Vianna Maino, Bộ trưởng Viễn thông và Xã hội thông tin Ecuador, cần phải xem xét lại vai trò của nhà nước và các thể chế của nó trong thời đại kỹ thuật số: “Mặc dù mỗi quốc gia phải đối mặt với một số khó khăn vì những tổn thương riêng, nhưng chuyển đổi số ảnh hưởng đến một loạt các chính sách công, nên cần phải là một phần của khuôn khổ không thể thiếu, được thể hiện bằng các Chiến lược phát triển quốc gia cho phép mọi người hưởng lợi tối đa”.
Tại Ecuador, tất cả những việc này do Bộ viễn thông và xã hội thông tin thực hiện. Bộ này phối hợp với Bộ Kế hoạch quốc gia để liên kết 2 chiến lược này với các kế hoạch phát triển quốc gia. Bởi lẽ, điều quan trọng là phải hài hòa công việc số hóa với mục tiêu phát triển dài hạn hơn.
“Trong Chương trình nghị sự năm 2030, trọng tâm lớn hơn là mục tiêu phát triển bền vững, tập trung vào đổi mới ngành và cơ sở hạ tầng. Chúng tôi đã đạt được nhiều tiến bộ ở Ecuador, tìm ra những kết nối mới cung cấp năng lượng và phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn cho những người cần nhất”, bà Vianna Maino nói.
Thứ trưởng Bộ Công nghiệp và Thương mại của Cộng hòa Czech, ông Petr Očko khẳng định: Hạ tầng số và dịch vụ số là chìa khóa thúc đẩy kinh tế và xã hội, đẩy nhanh phục hồi sau đại dịch và giúp tăng cường kết nối của các nền kinh tế số.
“Đây là lần đầu tiên chúng ta có thể thấy công nghệ đã giúp nhiều người dân kết nối với nhau hơn bao giờ hết, các công ty cũng ưu tiên hơn trong việc sử dụng đi làm từ xa”, ông Petr Očko nhận xét.
Nhận định vai trò của Chính phủ đang thay đổi do những xu hướng mới với các nền tảng chia sẻ mở, ông Petr Očko cho rằng: Đã đến lúc cần thảo luận về sự phát triển bền vững của công nghệ số và dịch vụ số lấy con người là trọng tâm. Chúng ta cũng cần hỗ trợ phát triển các tiêu chuẩn mới, thúc đẩy sáng tạo để người dân tham gia vào phát triển hạ tầng số.
“Theo các nghiên cứu gần đây, yếu tố quan trọng hàng đầu là 5G và chúng tôi nghĩ rằng nên khuyến khích phát triển các tiêu chuẩn mở, hỗ trợ khu vực tư nhân đầu tư phát triển. Việc phát triển cũng phải cân bằng giữa năng lượng và hạ tầng để đảm bảo các mục tiêu phát triển bền vững. Và điều quan trọng là Chính phủ cần hợp tác chặt chẽ với toàn xã hội để đạt được kết quả tốt nhất cho việc chuyển đổi số và thay đổi bộ mặt xã hội”, vị Thứ trưởng Bộ Công nghiệp và Thương mại Cộng hòa Czech chỉ rõ.
Không đầu tư vào 5G và cáp quang, tốc độ chuyển đổi số có thể chậm lại
Cũng tại phiên bàn tròn tối 13/10, bà Minette Li Libom Li Likeng, Bộ trưởng Bộ Bưu chính và Viễn thông Cameroon cho biết, ngày nay cơ hội phát triển băng thông rộng ở các nước đang phát triển là rất rộng mở. Tuy nhiên, để bắt kịp tốc độ phát triển hạ tầng có dây và không dây nhằm xây dựng hệ sinh thái số, các nước cần có những giải pháp số trải đều khắp các khu vực của nền kinh tế.
Với sự phát triển của mạng có dây ở khắp châu Phi thời gian qua, tốc độ băng thông ở lục địa này đã được cải thiện đáng kể. Băng thông liên tục tăng lên thời gian gần đây, dù châu Phi vẫn là khu vực có số thuê bao Internet băng rộng thấp hơn so với nhiều nước thu nhập trung bình. Hơn thế, phí thuê bao hàng tháng ở khu vực hạ châu Phi thậm chí còn đắt gấp đôi so với các nước Bắc Phi. Vì vậy, cần có sự phát triển thị trường băng thông kết hợp giữa công nghệ và giảm chi phí.
Bà Minette Li Libom Li Likeng cho hay, Chính phủ Cameroon đã thu hút khu vực kinh tế tư nhân tham gia đầu tư vào hạ tầng số và an ninh mạng để nâng cao chất lượng cho người dùng cuối. Sự phát triển của quốc gia Trung Phi này đã tạo ra cơ hội mạnh mẽ cho xây dựng hạ tầng số, triển khai các dịch vụ bổ sung để tối ưu hóa hạ tầng.
“Tích hợp các thuật toán mới vào mô hình kinh doanh mới cũng là yếu tố quan trọng. Điều này có thể đạt được thông qua chính sách và thể chế tích cực, hợp tác toàn diện với Chính phủ và gỡ bỏ các rào cản”, bà Minette Li Libom Li Likeng nêu quan điểm.
Đáng chú ý, theo Bộ trưởng Bộ trưởng Viễn thông và Xã hội thông tin Ecuador, bà Vianna Maino, hạ tầng băng thông rộng đã góp phần giảm tỷ lệ thất nghiệp, nhưng trên hết là tạo ra nhiều việc làm mới.
“Theo kết quả được chia sẻ trong kế hoạch phát triển băng thông rộng, tỷ lệ sử dụng băng thông rộng tăng 1% đã giúp giảm 0,105% tỷ lệ thất nghiệp. Kết quả này cũng chỉ ra rằng, mức độ thâm nhập của băng thông rộng đã tăng từ 4,9% lên 5,21% vào năm 2012, tạo ra khoảng 880.600 việc làm”, bà Vianna Maino thông tin.
Ở góc độ của 1 tập đoàn công nghệ toàn cầu, bà Melissa Schoeb, đại diện Nokia nhấn mạnh: Công nghệ mới đang giúp giảm các thách thức toàn cầu trong việc sản xuất, biến đổi khí hậu, chất lượng suy suy giảm, y tế, giáo dục. “Không đầu tư vào 5G và cáp quang, tốc độ chuyển đổi số có thể đã chậm lại, không chỉ ở khu vực có và không có kết nối, mà còn ở các khu vực chỉ có kết nối cơ bản”, bà Melissa Schoeb lưu ý.
Theo Tổng giám đốc VNPT Huỳnh Quang Liêm, Việt Nam kỳ vọng và hỗ trợ mạnh mẽ để đưa hạ tầng số, các nền tảng số và mạng 5G lên tầm cao hơn (Ảnh: Mạnh Hưng) |
Đại diện doanh nghiệp công nghệ Việt Nam dự Hội nghị, Tổng giám đốc VNPT Huỳnh Quang Liêm nhận định, các quốc gia có cơ sở hạ tầng kết nối hàng đầu có thể giảm thiểu tới 50% tác động tiêu cực của Covid-19 đến nền kinh tế.
Tại Việt Nam, Chính phủ xác định hạ tầng số là 1 trong những trụ cột của nền kinh tế số. Việt Nam có vị trí cao trong bảng xếp hạng kết nối. Mạng di động bao phủ 99,8% dân số. Tuy nhiên, việc truy cập Internet ở các vùng nông thôn vẫn còn hạn chế. Nhiều thôn bản vẫn chưa có băng rộng di động, hơn 30% hộ gia đình chưa có đường truyền băng rộng cố định.
Lấy ví dụ từ câu chuyện thực tế tại Việt Nam, ông Liêm cho biết: Năm nay, nhờ chủ trương của chính quyền và cộng đồng, ở những vùng không mang lại lợi ích kinh tế cho nhà mạng, gần 300 thôn bản chưa có kết nối Internet di động đã được phủ sóng trong vòng 2 tháng. Dự kiến, sẽ đạt 500 vào cuối năm 2021 và 1.900 thôn, bản vào năm 2022.
Ông Huỳnh Quang Liêm cũng nhấn mạnh, tác động của mạng 5G với chuyển đổi số được coi như 1 yếu tố thay đổi cuộc chơi. Tuy nhiên, đại diện VNPT cho rằng, các nhà khai thác phải đối mặt với rủi ro khi triển khai cơ sở hạ tầng băng thông rộng ở các vùng nông thôn và gặp những khó khăn trong giai đoạn đầu của 5G. Vì thế, vai trò của các Chính phủ trong việc lãnh đạo, hướng dẫn và hỗ trợ là rất quan trọng để thúc đẩy triển khai.
Nhóm phóng viên ICT
Hội nghị Bộ trưởng ITU: Cắt giảm chi phí là chìa khóa cho chuyển đổi số
Trong khi 4G, 5G dần trở nên phổ biến hơn thì trên toàn cầu vẫn có gần 50% dân số chưa được sử dụng Internet. Không phải quốc gia nào cũng dễ dàng chuyển đổi số bởi sự khác biệt trong tiếp cận với Internet và công nghệ.
Tin công nghệ liên quan khác
- TỔNG HỢP MÃ SHOPEE, LAZADA NGÀY 17/08
- TỔNG HỢP MÃ SHOPEE, LAZADA NGÀY 15/08
- TỔNG HỢP MÃ SHOPEE, LAZADA NGÀY 14/08
- TỔNG HỢP MÃ SHOPEE, LAZADA NGÀY 12/08
- TỔNG HỢP MÃ SHOPEE, LAZADA NGÀY 11/08
- TỔNG HỢP MÃ SHOPEE, LAZADA NGÀY 10/08
- TỔNG HỢP MÃ SHOPEE, LAZADA NGÀY 09/08
- TỔNG HỢP MÃ SHOPEE, LAZADA NGÀY 08/08
- TỔNG HỢP MÃ SHOPEE, LAZADA NGÀY 07/08
- TỔNG HỢP MÃ SHOPEE, LAZADA NGÀY 04/08
- TỔNG HỢP MÃ SHOPEE, LAZADA NGÀY 03/08
- TỔNG HỢP MÃ SHOPEE, LAZADA NGÀY 01/08
- TỔNG HỢP MÃ SHOPEE, LAZADA NGÀY 31/07
- TỔNG HỢP MÃ SHOPEE, LAZADA NGÀY 29/07
- TỔNG HỢP MÃ SHOPEE, LAZADA NGÀY 27/07
- TỔNG HỢP MÃ SHOPEE, LAZADA NGÀY 26/07
- TỔNG HỢP MÃ SHOPEE, LAZADA NGÀY 25/07
- TỔNG HỢP MÃ SHOPEE, LAZADA NGÀY 24/07
- TỔNG HỢP MÃ SHOPEE, LAZADA NGÀY 22/07
- TỔNG HỢP MÃ SHOPEE, LAZADA NGÀY 21/07