Châu Âu gia tăng áp lực lên Big Tech
Ngày 15/6, Tòa án hàng đầu của Liên minh châu Âu (EU) đã ra phán rằng, những gã khổng lồ công nghệ đang chịu sự quản lý chính về quyền riêng tư ở một quốc gia thuộc EU vẫn có thể phải đối mặt với hành động pháp lý của các cơ quan quản lý quyền riêng tư có trụ sở tại một quốc gia thành viên khác.
Phán quyết này của tòa án đã mở ra cánh cửa cho nhiều vụ kiện chống lại các gã khổng lồ công nghệ (Big Tech) của các cơ quan giám sát dữ liệu cấp quốc gia ở châu Âu.
Châu Âu gia tăng áp lực lên Big Tech |
Cũng trong ngày 15/6, cơ quan quản lý chống độc quyền của Vương quốc Anh cho biết, họ đang điều tra sự thống trị của Apple và Google đối với các hệ điều hành di động, cửa hàng ứng dụng và trình duyệt web.
Cơ quan quản lý Cạnh tranh và Thị trường của Vương quốc Anh (CMA) cho biết, sức mạnh của hai công ty trong hệ sinh thái di động có thể dẫn đến giá ứng dụng và quảng cáo kỹ thuật số cao hơn, cũng như có khả năng làm giảm sự đổi mới và ít cạnh tranh hơn.
Trong một tuyên bố của mình, Giám đốc điều hành của CMA – bà Andrea Coscelli cho biết: “Apple và Google đang kiểm soát việc tải các ứng dụng hoặc duyệt web trên điện thoại di động của người dùng. Chúng tôi đang xem xét liệu điều này có thể gây ra vấn đề gì cho người dùng và các doanh nghiệp muốn tiếp cận mọi người thông qua điện thoại của họ hay không”.
Liên quan đến vấn đề này, Apple đã không trả lời ngay lập tức yêu cầu bình luận. Trong khi đó, Google cho rằng, hệ điều hành Android của họ cung cấp cho mọi người nhiều sự lựa chọn hơn bất kỳ nền tảng di động nào khác trong việc quyết định ứng dụng mà họ sử dụng và cho phép hàng nghìn nhà phát triển và nhà sản xuất xây dựng mô hình kinh doanh thành công. Chúng tôi hoan nghênh nỗ lực của CMA trong việc tìm hiểu chi tiết và sự khác biệt giữa các nền tảng trước khi thiết kế các quy tắc mới.
CMA đã xem xét các đề xuất theo dõi dựa trên web mới của Apple và App Store của Google, nhưng bà Coscelli cho biết sáng kiến mới này rộng hơn nhiều.
Vào tháng 4 vừa qua, CMA đã thành lập Cơ quan quản lý thị trường kỹ thuật số để chuẩn bị điều chỉnh các nền tảng công nghệ lớn sau khi Nghị viện thông qua luật mới. Bà Coscelli cho biết, cuộc điều tra mới được công bố là nhằm cung cấp cho Cơ quan quản lý thị trường kỹ thuật số các bằng chứng cần thiết để “bắt đầu đi vào hoạt động”.
Trong khi đó, phán quyết được đưa ra ngày 15/6 của Tòa án Công lý Châu Âu có thể tạo ra sự tiếp xúc pháp lý nhiều hơn đối với Facebook.
Theo Tòa án Công lý châu Âu, mặc dù chịu sự quản lý chủ yếu của các cơ quan bảo vệ dữ liệu của Ireland, nhưng Facebook vẫn có thể phải chịu trách nhiệm pháp lý tại Bỉ vì bị cáo buộc vi phạm luật bảo mật dữ liệu của châu Âu, được gọi là GDPR. Để truy tố thành công một hành vi vi phạm bị cáo buộc, tòa án cấp dưới phải xác định rằng các cơ quan quản lý dữ liệu của Bỉ đã tuân thủ tất cả các thủ tục khác được quy định trong GDPR và việc thực thi diễn ra theo một trong các trường hợp ngoại lệ khi cho phép một quốc gia EU khác can thiệp.
Vụ việc ban đầu được đưa ra bởi các quan chức Bỉ vào năm 2015, cáo buộc rằng Facebook đã thu thập và sử dụng dữ liệu của công dân Bỉ mà không có sự đồng ý của họ. Facebook đã kháng cáo thành công kết quả của vụ việc đó, thuyết phục một tòa án phúc thẩm của Bỉ rằng, cơ quan quản lý dữ liệu của nước này thiếu thẩm quyền vì trụ sở chính ở châu Âu của Facebook là ở Ireland.
Phán quyết của Tòa án Công lý châu Âu vừa đưa ra đã đảo ngược kết quả đó, mang lại cho các quốc gia khác một con đường tiềm năng để kiện các gã khổng lồ công nghệ, không chỉ riêng Facebook vì bị cáo buộc vi phạm luật bảo mật mà còn cả những gã khổng lồ công nghệ khác có trụ sở tại Ireland, bao gồm Apple, Google và Twitter.
Luật bảo mật của EU cho phép các công ty chịu sự điều chỉnh của “cơ quan giám sát chính” đối với dữ liệu có trụ sở tại cùng quốc gia với trụ sở chính hoặc trụ sở khu vực của công ty. Cơ chế này nhằm hợp lý hóa việc giám sát. Nhưng luật cũng cho phép các cơ quan quản lý quyền riêng tư của các quốc gia thành viên khác vượt qua giới hạn trong các tình huống “khẩn cấp”, Tòa án cho biết thêm.
Trong một tuyên bố, Facebook hoan nghênh những gì họ mô tả là quyết định của Tòa án tái khẳng định vai trò thống trị của cơ quan quản lý dữ liệu chính và khả năng của các cơ quan quản lý quyền riêng tư khác chỉ can thiệp trong các tình huống ngoại lệ theo luật.
Jack Gilbert, một cố vấn của Facebook cho biết: “Chúng tôi rất vui vì Tòa án Công lý châu Âu đã duy trì giá trị và các nguyên tắc của cơ chế một cửa, đồng thời nêu bật tầm quan trọng của nó trong việc đảm bảo áp dụng GDPR hiệu quả và nhất quán trên toàn EU”.
Phan Văn Hòa(theo CNN)
Nữ giáo sư 32 tuổi sắp thành “cơn ác mộng” của Big Tech
Nhà Trắng vừa bổ nhiệm bà Lina Khan, Giáo sư Luật của Đại học Luật Columbia, làm Chủ tịch Ủy ban Thương mại Liên bang Mỹ (FTC), báo hiệu tương lai không êm ả với các hãng công nghệ lớn.
Tin công nghệ liên quan khác
- TỔNG HỢP MÃ SHOPEE, LAZADA NGÀY 17/08
- TỔNG HỢP MÃ SHOPEE, LAZADA NGÀY 15/08
- TỔNG HỢP MÃ SHOPEE, LAZADA NGÀY 14/08
- TỔNG HỢP MÃ SHOPEE, LAZADA NGÀY 12/08
- TỔNG HỢP MÃ SHOPEE, LAZADA NGÀY 11/08
- TỔNG HỢP MÃ SHOPEE, LAZADA NGÀY 10/08
- TỔNG HỢP MÃ SHOPEE, LAZADA NGÀY 09/08
- TỔNG HỢP MÃ SHOPEE, LAZADA NGÀY 08/08
- TỔNG HỢP MÃ SHOPEE, LAZADA NGÀY 07/08
- TỔNG HỢP MÃ SHOPEE, LAZADA NGÀY 04/08
- TỔNG HỢP MÃ SHOPEE, LAZADA NGÀY 03/08
- TỔNG HỢP MÃ SHOPEE, LAZADA NGÀY 01/08
- TỔNG HỢP MÃ SHOPEE, LAZADA NGÀY 31/07
- TỔNG HỢP MÃ SHOPEE, LAZADA NGÀY 29/07
- TỔNG HỢP MÃ SHOPEE, LAZADA NGÀY 27/07
- TỔNG HỢP MÃ SHOPEE, LAZADA NGÀY 26/07
- TỔNG HỢP MÃ SHOPEE, LAZADA NGÀY 25/07
- TỔNG HỢP MÃ SHOPEE, LAZADA NGÀY 24/07
- TỔNG HỢP MÃ SHOPEE, LAZADA NGÀY 22/07
- TỔNG HỢP MÃ SHOPEE, LAZADA NGÀY 21/07