Bí kíp để không trở thành nạn nhân của lừa đảo qua mail
Theo dự án Chống lừa đảo và website cảnh báo lừa đảo ScamVN, Việt Nam là quốc gia chứng kiến các vụ lừa đảo nhiều nhất ở Đông Nam Á nửa đầu năm 2020.
Số vụ lừa đảo được ghi nhận tại Việt Nam trong khoảng thời gian này là 464.300 vụ. Ở những quốc gia láng giềng, số lượng các vụ lừa đảo chỉ là 406.200 vụ với Indonesia và 269.500 vụ với Malaysia trong cùng khoảng thời gian.
Trong khi số lượng các cuộc tấn công mạng đã suy giảm (2.017 cuộc vào các hệ thống thông tin, giảm 27,1% so với năm trước), số vụ lừa đảo trực trực tuyến tại Việt Nam lại đang có chiều hướng tăng lên. Theo đó, số vụ lừa đảo tại Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2020 đã tăng tới 39% so với khoảng thời gian cùng kỳ năm 2019.
Thông tin cá nhân của người dùng là một trong những cái đích nhắm tới phổ biến nhất của những kẻ lừa đảo trên mạng. |
Do bối cảnh đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, các vụ lừa đảo tại Việt Nam thường liên quan đến việc bán khẩu trang, cứu trợ hay đóng góp cho các quỹ vắc xin phòng Covid-19.
Theo báo cáo của Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin & Truyền thông), các hình thức lừa đảo phổ biến nhất hiện nay là lừa đảo tài chính (nền tảng đầu tư, website game online, kênh ngoại hối), đánh cắp danh tính, lừa đảo tình cảm qua các kênh mạng xã hội phổ biến như Zalo, Facebook.
Những vụ lừa đảo qua mạng thường được biết đến với tên gọi tấn công phishing hay tấn công giả mạo. Đây là một trong những hình thức tấn công đơn giản nhưng rất nguy hiểm bởi đối tượng nhắm đến là con người, mắt xích yếu nhất và dễ bị khai thác nhất. Tuy vậy, có nhiều cách khác nhau để chúng ta có thể nhận biết mánh khóe của những kẻ lừa đảo.
Thông thường, kẻ xấu sẽ mạo danh một cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp hoặc cá nhân nào đó mà người dùng tin tưởng để gửi mail lừa đảo hoặc link chứa mã độc.
Cách dễ nhất để phát hiện điều này là di chuyển chuột đến vị trí của đường link đính kèm trong email. Hãy để ý xuống góc trái của trình duyệt, phần url của đường link sẽ hiện ra. Người dùng cần kiểm tra thật kỹ địa chỉ email gửi đến, tránh trường hợp bị lừa bởi một địa chỉ giả có cấu trúc gần giống địa chỉ thật.
Khi nhận email trên, rất nhiều người sẽ mất cảnh giác và ấn ngay vào link tài liệu được chia sẻ. Nếu làm điều đó, bạn đã vô tình tạo cơ hội cho kẻ xấu cài cắm dữ liệu vào thiết bị của mình. Nếu để ý địa chỉ URL của liên kết được chia sẻ, bạn sẽ thấy trong phần địa chỉ của trang Google Drive có 2 dấu gạch ngang (--). Đó là cách mà kẻ xấu đã cài cắm một địa chỉ gần giống để qua mặt bạn. |
Tiếp đến, hãy để ý đến phần tiêu đề của email. Một email độc hại có thể chứa tên người dùng trong phần tiêu đề hoặc tiêu đề để trống. Đây là điều cần cảnh giác bởi email thông thường luôn có tiêu đề và hiếm khi đề cập trực tiếp đến tên người dùng.
Điều quan trọng nhất nằm ở phần nội dung của email. Hãy đề cao cảnh giác nếu email gửi đến có nội dung liên quan đến việc xác minh, yêu cầu cung cấp thông tin cá nhân, thông báo về việc trúng thưởng hoặc về việc giao nhận một bưu gửi hay món tiền. Đặc biệt, cần chú ý cảnh giác nhiều hơn tới những email có nội dung liên quan đến Covid-19.
Những email lừa đảo thường dẫn dụ người dùng truy cập vào một đường link chứa mã độc hoặc một website với giao diện giả mạo để đánh cắp thông tin. Khi gặp những tình huống khả nghi, người dùng tuyệt đối không được click vào đường link dẫn đến website lạ.
Ở ví dụ này, địa chỉ người gửi “google.support” là một địa chỉ giả, không được Google sử dụng. Ngoài ra, đường liên kết đến trang đổi mật khẩu có tên miền ml-security.org. Đây hoàn toàn không phải là tên miền của Google. |
Người dùng cũng cần cảnh giác với các tập tin được đính kèm trong email. Điều này là cần thiết ngay cả khi những tệp đính kèm này có đuôi file dưới dạng những tập tin phổ biến như .pdf, .doc hay .xls. Rất có thể, ẩn chứa trong những file đính kèm kia là những chương trình được cài cắm nhằm tự động tải mã độc về máy của người sử dụng.
Với các tập tin đính kèm, người dùng nên sử dụng các công cụ online (Google Doc, Google Excel) để mở. Trong trường hợp các công cụ này báo lỗi hoặc không thể đọc được các tài liệu đó, khả năng cao đây là một tập tin lừa đảo. Người dùng nên xóa ngay lập tức file tài liệu này để tránh việc click nhầm.
Bên cạnh đó, người dùng cần thận trọng khi nhận được những email yêu cầu cấp quyền truy cập vào tài khoản. Để tránh rủi ro lộ lọt thông tin, người dùng chỉ nên cấp quyền truy cập đối với các nhà phát triển mà mình tin tưởng.
Trọng Đạt
Hàng loạt fanpage trường đại học bị đổi tên thành ‘Đào Xuân Trường’
Ngày 7/10, một loạt trang Facebook chính thức của các khoa, trường đại học bị đổi tên. Nhiều fanpage tâm sự của cộng đồng sinh viên các trường đại học cũng bị đổi tên.
Tin công nghệ liên quan khác
- TỔNG HỢP MÃ SHOPEE, LAZADA NGÀY 17/08
- TỔNG HỢP MÃ SHOPEE, LAZADA NGÀY 15/08
- TỔNG HỢP MÃ SHOPEE, LAZADA NGÀY 14/08
- TỔNG HỢP MÃ SHOPEE, LAZADA NGÀY 12/08
- TỔNG HỢP MÃ SHOPEE, LAZADA NGÀY 11/08
- TỔNG HỢP MÃ SHOPEE, LAZADA NGÀY 10/08
- TỔNG HỢP MÃ SHOPEE, LAZADA NGÀY 09/08
- TỔNG HỢP MÃ SHOPEE, LAZADA NGÀY 08/08
- TỔNG HỢP MÃ SHOPEE, LAZADA NGÀY 07/08
- TỔNG HỢP MÃ SHOPEE, LAZADA NGÀY 04/08
- TỔNG HỢP MÃ SHOPEE, LAZADA NGÀY 03/08
- TỔNG HỢP MÃ SHOPEE, LAZADA NGÀY 01/08
- TỔNG HỢP MÃ SHOPEE, LAZADA NGÀY 31/07
- TỔNG HỢP MÃ SHOPEE, LAZADA NGÀY 29/07
- TỔNG HỢP MÃ SHOPEE, LAZADA NGÀY 27/07
- TỔNG HỢP MÃ SHOPEE, LAZADA NGÀY 26/07
- TỔNG HỢP MÃ SHOPEE, LAZADA NGÀY 25/07
- TỔNG HỢP MÃ SHOPEE, LAZADA NGÀY 24/07
- TỔNG HỢP MÃ SHOPEE, LAZADA NGÀY 22/07
- TỔNG HỢP MÃ SHOPEE, LAZADA NGÀY 21/07